-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
10 dấu hiệu mẹ bầu tuyệt đối không được coi thường
Friday, 18/12/2020
9 tháng mang bầu không phải lúc nào cũng xuôi dòng bén giọt như nhiều mẹ nghĩ. Trong thời gian này, có thể mẹ sẽ gặp những rủi ro nhưng nếu biết trước được những dấu hiệu của bệnh thì sẽ có thể ngăn ngừa những nguy cơ xấu.
Dưới đây là những dấu hiệu báo thai kỳ của mẹ đang báo động đỏ. Hãy đi thăm khám bác sĩ để được chấn đoán bệnh và ngăn ngừa tối đa nguy cơ xấu có thể xảy ra các mẹ nhé!
Chảy máu
Nếu bạn phát hiện vùng kín chảy máu, chỉ một chút thôi khi thai được 4-5 tuần hoặc sau khi quan hệ tình dục thì không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều thì cũng cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm như mẹ bị sảy thai, bong nhau non hoặc bị nhau tiền đạo. Hãy thông báo ngay với bác sĩ về triệu chứng bệnh của mình để được xử lý kịp thời các mẹ nhé.
Đau bụng
Một số triệu chứng đau nhức sẽ xuất hiện khi mang thai như đau bụng, đau lưng, đau mông… Nguyên nhân là do thai nhi lớn lên từng ngày nên các cơ bắp và dây chằng của mẹ cũng bị giãn ra khiến mẹ bị đau – đây là những vấn đề không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu những cơn đau trở lên nghiêm trọng, liên tục hoặc kèm theo các triệu chứng như chảy máu, sưng phù tay chân thì đó có thể là dấu hiệu mẹ bị sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc u nang.
Tay chân sưng phù
Khi cân nặng tăng lên thì chân tay của mẹ đương nhiên là cũng tăng kích cỡ. Tuy nhiên nếu những bộ phận như chân, tay, mặt sưng phù quá mức với cảm giác bị bọng nước thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén. Những căn bệnh nguy hiểm này nếu được phát hiện kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa rủi ro với mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, nếu phát hiện những dấu hiệu này, mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sản ngay.
Tăng cân quá nhanh
Tăng cân là điều đương nhiên trong thai kỳ. Thông thường trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu sẽ tăng từ 10-12kg. Tuy nhiên nếu mẹ tăng quá nhiều (trên 2kg/tuần) thì cần đặc biệt lưu tâm vì đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
Ngứa
Đây có thể coi là một triệu chứng rất bình thường trong thai kỳ vì nó không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và em bé. Làn da bị ngứa đơn giản có thể là do da khô, bị phát ban… Tuy nhiên nếu mẹ bị ngứa toàn cơ thể đến mức không thể chịu đựng được thì cần thông báo với bác sĩ để được làm các xét nghiệm kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu có bệnh ứ mật trong thai kỳ, rối loạn gan. Những chứng bệnh này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc thai chết lưu.
Đau lưng mãi không khỏi
Đau lưng cả ngày lẫn đêm, hết giờ này sang giờ khác là dấu hiệu không thể phớt lờ trong thai kỳ. Mẹ cần đi đến bệnh viện để kiểm tra xem chắc chắn mình có gặp vấn đề gì bất thường không. Đau lưng nhiều có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng thận hoặc bang quang, u nang, sẩy thai hoặc sinh non.
Tầm nhìn suy giảm
Đây có thể là do mẹ thức giấc quá nhanh hoặc mẹ đang bị đói, đi ra ngoài nắng vào… Chóng mặt cũng là dấu hiệu khá phổ biến trong 9 tháng mang thai tuy nhiên nếu mẹ bị chóng mặt kèm các triệu chứng khác nữa như sưng phù chân tay, đau bụng, đau nhức đầu, tăng cân quá nhanh thì đó có thể là dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ - cả hai bệnh này đều vô cùng nguy hiểm.
Sốt
Khi mang thai, do sức đề kháng kém nên mẹ dễ mắc bệnh cúm và cảm lạnh – những căn bệnh này có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị sốt. Sốt nhẹ trong ngày thì không thành vấn đề nhưng nếu mẹ bị sốt từ 24-35 giờ liên tục thì cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa. Sốt cao và liên tục có thể là dấu hiệu mẹ bị sốt virut, và có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Bé ít di chuyển
Nếu thấy bé ít đạp hơn bình thường, mẹ có thể ngồi lại thư giãn và đếm nhịp chuyển động của bé. Nếu trong 2 giờ liền đếm được hơn 10 chuyển động trở lên thì không thành vấn đề nhưng nếu không nhận thấy những chuyển động của con, mẹ cần đi khám thai để xem có vấn đề gì bất thường với con không.
Rỉ ối
Bỗng nhiên mẹ nhận thấy quần lót của mình ướt nhèm hoặc nước ồ ạt chảy ra có nghĩa là mẹ đã bị rỉ ối hoặc vỡ ối. Triệu chứng rỉ ối rất dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn mình bị són tiểu vì trong quý 3 thai kỳ, khi thai nhi lớn chèn ép vào tử cung cũng dễ khiến mẹ bị són tiểu.
Nếu mẹ không chắc chắn đó là nước tiểu hay nước ối, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.