-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
10 lý do bạn nên chơi với con thật nhiều
Friday, 18/12/2020
Những năm đầu đời, con xem chuyện chơi cũng đại sự như “công việc toàn thời gian” của bố mẹ và rất chuyên tâm cho công việc này. Nếu bố mẹ đi làm để lo cho tương lai gia đình thì con chơi cũng để chuẩn bị cho mình một tương lai xán lạn. Vì sao lại thế nhỉ?
Suốt thời thơ ấu, việc chơi đùa có mối liên hệ không gì lay chuyển được với việc học tập, hòa nhập xã hội, sự phát triển và thậm chí cả trí năng của trẻ. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc được tiếp cận với những “nguyên liệu” chơi (như đồ chơi và trò chơi) là một trong những cách phù hợp nhất để khơi dậy trí thông minh của trẻ. Đồ chơi của các bé không cần phải đắt tiền hay là món đồ hiện đại nhất, và không nên là đồ chơi chạy điện, vì như thế có nghĩa món đồ chơi ấy sẽ tự mình làm mọi thứ để phục vụ bé tận răng. Những món đồ chơi đơn giản, rẻ tiền, tự do (những thứ mà bé có thể chơi theo bất cứ cách nào mà bé muốn) sẽ tốt hơn nhiều.
Chơi giúp con thông minh hơn.
Giờ chơi và sự tương tác với đồ chơi là quan trọng nhất, qua đó con sẽ tiếp thu được nhiều kỹ năng cơ bản. Hãy để ý một đứa bé chơi với một bộ đồ chơi xe lửa. Bé không chỉ chủ động biết được thêm về xe lửa mà còn biết được các bánh xe vận hành ra sao, làm sao để sử dụng đường ray và thậm chí cả trọng lực hoạt động thế nào. Cũng chính đứa trẻ đó khi phân loại những chiếc xe lửa, bé sẽ học được về màu sắc, con số, kích cỡ và hình dáng.
Bạn có thể làm gì? Hãy tắt TV và các đĩa DVD giáo dục, và lấy ra búp bê, ô tô, những quả bóng và bong bóng xà phòng.
Chơi giúp phát triển kỹ năng xã hội.
Chờ đến lượt, hợp tác cùng nhau, tuân theo luật lệ, thông cảm và khả năng tự điều chỉnh – những thứ trên chỉ là vài trong số những kỹ năng xã hội mà việc chơi đùa nhấn mạnh đến. Nó giúp trẻ con hiểu được các quy tắc tương tác xã hội mà sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của bé. Những đứa trẻ có thể chơi chung tốt với nhau sẽ có thể hợp tác tốt với mọi người khác sau này, và nghĩa là chúng có kỹ năng xã hội tốt.
Bạn có thể làm gì? Dù là một buổi chơi chung hay một chuyến đi đến sân chơi thì cũng hãy cho con bạn cơ hội tiếp xúc với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Những lúc như thế sẽ tạo nền móng cho những mối quan hệ xã hội trong tương lai, đồng thời gây nên những “áp lực” khiến chúng hành xử theo những cách chúng ta trông đợi.
Chơi giúp phát triển khả năng kiềm chế bốc đồng.
Người ta thường nói rằng chơi là công việc của trẻ con, và quả thật là thế, nó mang tính chất của công việc nhiều hơn ta tưởng. Đặc biệt, chơi tự do không phải là tự do. Đó là vấn đề của sự tự chủ và tuân theo những quy tắc xã hội. Những đứa trẻ từng tham gia vào trò chơi đóng kịch có thể rèn luyện được tính trách nhiệm xã hội cao hơn. Những đứa trẻ bốc đồng có xu hướng cho thấy sự tiến bộ tốt nhất khi được cho cơ hội chơi nhiều hơn.
Bạn có thể làm gì? Đừng quá vội vã tạo nên một lịch chơi khi cùng con ra ngoài hay tổ chức một buổi chơi chung với những nhà khác. Hãy cho con có cơ hội và đồ chơi để chơi (như quả bóng, những chiếc hộp và những khối nhiều hình thù) để tạo nên một buổi chơi “tự do” theo đúng nghĩa của nó.
Chơi làm giảm căng thẳng.
“Căng thẳng gì chứ?” bạn có thể đang tự hỏi như vậy. Chắc rồi, con bạn ngủ, ăn, và chơi bời gần hết thời gian của ngày, thế thì có gì mà căng thẳng chứ, nhưng tuổi thơ còn bao gồm cả việc học các quy tắc xã hội, kiềm chế những cơn bốc đồng, làm theo những điều mà người lớn nói và đối đầu với những “cuộc chia ly” – và đấy là chúng thậm chí chỉ mới vừa chập chững tập đi!
Bạn có thể làm gì? Nếu bạn đang đối mặt với thứ nhiều khả năng là một tình huống gây lo lắng cho con (một cuộc hẹn khám bác sĩ, một bữa ăn cùng rất nhiều khuôn mặt xa lạ…) hãy cố gắng đến sớm cùng với đồ chơi và dành thời gian cùng con chơi vui trước đó. Như thế sẽ giúp gián tiếp chuyển sự chú ý của con khỏi nỗi lo sợ và giúp con làm quen với môi trường mới thông qua những sự khuyến khích quen thuộc.
Chơi giúp tăng cường khả năng tập trung, sự chú ý và trí nhớ.
Khả năng tập trung và chú ý là những kỹ năng học tập, và chơi là một trong những cách tự nhiên nhất và thú vị nhất để một đứa trẻ có thể bắt đầu phát triển những kỹ năng này. Tất cả chúng ta đều từng thấy một đứa trẻ chập chững mải mê chơi đến nỗi thậm chí không nghe thấy khi bạn gọi tên bé. Sự tập trung này cũng chính là kỹ năng mà một đứa trẻ cần trong những năm sau đó để viết một bài luận, lắng nghe một bài giảng hay biểu diễn một bản piano.