-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bí kíp ‘vàng’ giúp thai kỳ khỏe mạnh (P.1)
Friday, 18/12/2020
Khỏe mạnh trước, trong và sau thai kỳ là điều mong muốn của tất cả thai phụ nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nắm được những bí quyết giúp làm lên điều đó.
Chúng tôi đã chắt lọc và biên soạn ra 50 bí kíp vô cùng hữu ích để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị mang thai
1. Đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai.
2. Bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm những thực phẩm giàu dưỡng chất.
3. Tập thể dục: Trước khi mang thai, bạn nên tập thói quen sống lành mạnh với việc tập thể dục mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Theo các bác sĩ khoa sản, tập thể dục trước khi mang thai sẽ giúp bạn giữ được vóc dáng khi bầu bí. Thêm nữa, việc tập thể dục còn giảm nguy cơ sảy thai và đã được chứng minh là giúp giảm các biến chứng khi sinh nở và thời gian sau sinh.
4. Rèn luyện bản thân
5. Ăn những loại thức ăn mới giàu dinh dưỡng mà bạn chưa từng ăn trước đó.
6. Tham khảo một số cuốn sách về mang thai.
7. Sử dụng những biện pháp tránh thai khác thay cho việc uống thuốc tránh thai như trước đây.
8. Ngừng hút thuốc lá ngay lập tức khi bạn có kế hoạch mang thai
9. Bổ sung vitamin trước sinh. Bạn có thể uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và phải đảm bảo bổ sung đủ 0,4 mg axit folic mỗi ngày.
10. Yêu cầu ‘bạn đời’ chấp nhận những thay đổi mới về cách ăn uống, thói quen sinh hoạt để bạn có sức khỏe tốt nhất.
11. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Bạn cần có những hiểu biết nhất định về chu kỳ kinh nguyệt của mình để nắm được thời gian trứng rụng giúp dễ dàng thụ thai.
12. Nếu bạn là người cẩn thận, nên đi khám sức khỏe tổng thể một lần nữa trước khi mang thai.
13. Hãy tham khảo ý kiến cha mẹ, bạn bè trước khi mang thai.
14. Tránh tiếp xúc với những loại hóa chất có thể gây tổn hại cho thai nhi. Những loại hóa chất này có thể có ngay trong nhà bạn, nơi bạn sinh sống hoặc môi trường làm việc, bạn nên cẩn trọng.
15. Bạn nhớ phải khám răng miệng trước khi mang thai và đánh răng thường xuyên.
16. Hãy đi khám bác sĩ bất cứ lúc nào bạn nghĩ là mình đã mang thai khi đang trong thời gian cố gắng thụ thai. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa việc gây tổn hại cho em bé khi không biết mình mang bầu.
17. Hãy tránh xa phân mèo.
8. Bạn hãy nhớ rằng, có thể bạn phải cố gắng đến 1 năm mới có thể mang thai, vì vậy bạn đừng lo lắng nếu sau 6 tháng cố gắng mà vẫn chưa thấy ‘tin vui’ nhé. Tuy vậy, nếu bạn trên 35 tuổi thì cũng nên đi tham khảo ý kiến bác sĩ khi sau 6 tháng cố gắng thụ thai mà chưa có bầu.
19. Không uống rượu ngay cả khi đang cố gắng thụ thai vì theo kết quả nghiên cứu mới đây, rượu có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
20. Thông báo ‘tin vui’ với người thân bạn bè khi bạn đã thụ thai thành công
Sưu tầm