-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bí kíp ‘vàng’ giúp thai kỳ khỏe mạnh (P.2)
Friday, 18/12/2020
Giai đoạn 2: Mang thai
21. Nói chuyện với cha mẹ của bạn để tìm được những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc bụng bầu.
22. Nghỉ ngơi bất cứ lúc nào bạn có thể.
23. Tạo thói quen đọc một tạp chí hay tham gia blog mang thai.
24. Tìm hiểu các phương pháp giúp giảm triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng và táo bón.
25. Uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày. Nhu cầu về nước khi mang bầu phải nhiều hơn bình thường đấy bạn nhé (khoảng 3 lít)
26. Đọc một cuốn sách bạn yêu thích để giải trí.
27. Tham gia lớp học yoga hoặc bất cứ môn thể dục nào đó cho bà bầu trước khi sinh.
28. Thực hiện đầy đủ các các cuộc hẹn khám của bac sĩ khoa sản. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang có thai kỳ khỏe mạnh hoặc phát hiện sớm bất cứ dầu hiệu bất thường nào của thai nhi.
29. Tham gia bất cứ lớp học tiền sản nào.
30. Hãy nhớ bổ sung 300-500 calo mỗi ngày trong thời gian mang thai.
Giai đoạn 3: Chuẩn bị sinh nở
31. Tìm kiếm bệnh viện uy tín nơi bạn sẽ sinh nở nếu bạn không có ý định sinh tại nhà.
32. Khi đến giai đoạn cuối mang thai, bạn nên tham khảo dấu hiệu lâm bồn để đến bệnh viện kịp thời.
33. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sinh nở để có được những kinh nghiệm lấy hơi, rặn đẻ sao cho đúng để quá trình sinh nở được dễ dàng.
34. Hãy ghi lại những loại thực phẩm bạn đã bổ sung trong ngày để kiểm tra xem mình đã bổ sung dưỡng chất đầy đủ, khoa học cho cơ thể hay chưa.
35. Nếu bạn đang có ý định trang trí lại nhà cửa để chào đón em bé ra đời, hãy nhớ đừng nên tiếp xúc với sơn mới và giấy dán tường. Hãy để việc này cho ông xã làm nhé, vì sơn mới không tốt tí nào cho thai nhi cả.
36. Hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ những người bạn của mình để biết cách ứng phó khi bé chào đời.
37. Tham gia một lớp học sinh nở. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lâm bồn, hãy đăng kí một lớp học sinh nở để nắm được những kiến thức cần thiết khi lên bàn sinh.
38. Bơi lội giai đoạn cuối thai kỳ rất hữu ích. Môn thể thao này sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức và cảm thấy đỡ nặng nề hơn.
39. Bạn cũng cần tham gia một lớp học cho con bú để chuẩn bị sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ khi bé chào đời.
40. Massage trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chứng chuột rút lúc nửa đêm.
41. Tiếp tục tập luyện thể thao ngay cả sau khi bạn sinh nở. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
42. Lên một kế hoạch sinh nở: Hãy lên một kế hoạch chi tiết trước ngày đau đẻ để bạn dễ dàng chuẩn bị và cũng có kinh nghiệm hơn cho những lần sinh nở sau.
43. Chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh để gi lại những hình ảnh tuyệt vời nhất những ngày cuối bầu bí của bạn và những khoảnh khắc khi bé mới chào đời.
44. Thư giãn bất cứ lúc nào bạn có thể để nuông chiều bản thân.
45. Chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái để em bé dễ dàng nhận được máu và oxy cũng như việc xoay đầu của bé được dễ dàng hơn.
46. Chuẩn bị sắn sàng mọi thứ để đi vào bệnh viện sinh nở. Nhờ đừng quên mang theo thẻ bảo hiểm, các hình thức đăng kí trước, máy ảnh…
47. Kiểm tra lại một lần nữa dấu hiện sắp sinh.
48. Chụp ảnh của mình trước khi sinh em bé.
49. Nhớ mang theo một cuốn truyện về trẻ sơ sinh khi đi sinh nở.
50. Dù vào phòng sinh bạn cũng nhớ phải ăn uống đầy đủ vì quá trình sinh nở sẽ mất rất nhiều sức đấy!
Sưu tầm