-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cẩm Nang Chăm Sóc Bébi của Mami
Friday, 18/12/2020
Giới thiệu về nội dung
Cẩm Nang Chăm Sóc Bébi của Mami
Hiểu được nỗi lo lắng của các bậc làm cha làm mẹ trong việc chăm sóc bé. Shop bebimami.vnxin gửi đến bạn quyển đầu tiên với chủ đề Bébi Ăn khỏe, chơi vui vẻ nhằm chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong công việc chăm sóc bé yêu của bạn, giúp bạn không phải băn khoăn, lo lắng về cách chọn dinh dưỡng và đồ chơi như thế nào để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Những điều trình bày ở đây sẽ giúp bạn có được khoảng thời gian hạnh phúc và thư thái cho chính bản thân, đồng thời cũng giúp cho con bạn hưởng được sự chăm sóc tốt nhất ngay từ khi bé chào đời.
Trân trọng
bebimami.vn
Mục Lục:
Phần 1. Dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của bé
- Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi
Phần 2. Chơi mà học theo từng giai đoạn phát triển của bé
- Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 12 đên 18 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở lên
Dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của bé
Giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi
Ban đầu có thể bé sẽ rất thích các loại quả và rau có vị ngọt. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu cho bé dùng những món ăn có nhiều sắt. Khoai tây nghiền nấu kỹ hoặc chuối chín sẽ phù hợp.Bởi chúng dễ tiếp nhận hơn và ít gây táo bón.Ví như chuối chín, nghiền nát, táo xay, khoai tây, bí ngô, cà rốt nghiền nát và nấu chín, lê chín nghiền nhuyễn, cháo, súp, canh loãng.
Trong giai đoạn này, phải khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất.Không nhất thiết phải cho trẻ ăn thêm trong thời gian này.
Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể cho trẻăn những món ăn mềm, ninh nhừ và loãng. Ví như có thể cho bé ăn nước cháo loãng hay ăn thêm các loại hoa quả đã nghiền nát sẽ là món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa.
Các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ ăn những món ăn đặc khi từ 6 tháng tuổi trở lên, để bảo vệ sự an toàn cho hệ tiêu hóa.
Lưu ý: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em trong giai đoạn này có thể tiêu hóa và hấp thu những loại rau, củ quả có màu vàng hay da cam dễ dàng hơn nhiều so với những loại có màu xanh đậm.
Không nên cho trẻăn các loại thực phẩm:
Có chứa Gluten (có trong bột mỳ, lúa mạch đen và các món ăn chế biến từ lúa mạch như bánh mỳ, bột mỳ, mỳống, bánh bít cốt và yến mạch), trứng, cá hay các loại hải sản, các sản phẩm chế biến từ đậu tương, quả Kiwi, mật mong, các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, dâu tây, bơ, thịt gà hay thịt lợn, muối.
Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủtheo yêu cầu của bé.
Ghi chú của bạn:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………...
- Giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi
Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm sau:
- Các loại rau củ quả (nhưng lưu ý rằng bé phải không bị dịứng với chúng). Giai đoạn này bạn có thể cho trẻăn cả những loại trái cây mà trước đó bé không được ăn như cam quýt, dâu tây, kiwi. Yến mạch và những thực phẩm có chứa nhiều gluten khác. Tránh những loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ. Trứng chín kỹ.Bơ đậu phộng và lạc (nhưng cần lưu ý vì trẻ rất dễ bị hóc nên cần xay nhỏ lạc).Thịt gà, cá, thịt gia súc như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
Lưu ý: Tốt nhất nên cho trẻăn thịt gà trước khi cho ăn các loại thịt khác.
Không nên cho bé ăn những loại thực phẩm như:
Mật ong, muối, thịt cá mập, cá kiếm, cá maclin (vì trong chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao), sữa dê và sữa cừu, không nên cho bé ăn pho mát khi nó đã rữa và chảy mềm.
Ghi chú của bạn:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………...
- Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi
Có thể bổ sung cho trẻ những nhóm thực phẩm như trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, nên tăng cường chất xơ và thức ăn có thể cắt miếng vì khi đó bé đã mọc răng và có thể tự nhai.
Ghi chú của bạn:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………………...