Chào đón bé con

Chào đón bé con

Friday, 18/12/2020

 

Chào đón bé con

Càng đến gần ngày sinh, cảm giác căng thẳng, bất an và cả hy vọng cũng ngày càng lớn.
Việc sinh nở không thể nhờ người khác làm hộ. Các bác sỹ và hộ sinh sẽ giúp đỡ bạn nhưng người sinh con chính là bạn. Điều quan trọng nhất là việc chuẩn bị tư tưởng "Mình sẽ tự sinh". Thay vì sợ đau, bạn hãy ý thức rằng cơn đau chuyển dạ là cần thiết để con bạn ra đời và luyện tập cách hô hấp, động tác thể dục, mát xa để vượt qua cơn đau. Cùng chồng kiểm tra chỗ để các vật dụng hàng ngày, nói chuyện về việc nhà, việc cùng chăm sóc con sau khi sinh, chuẩn bị tinh thần để đón trẻ mới sinh cũng là việc rất quan trọng.

Chào đón bé con

Đau bụng chuyển dạ là dấu hiệu cho thấy tử cung bắt đầu co thắt đều đặn để đẩy thai nhi ra. Lúc đầu, khoảng cách giữa các cơn đau không đều nên có thể bạn không nhận ra nhưng khi cơn đau đã trở nên đều đặn thì bạn không nên nằm yên mà nên tích cực bước đi chẳng hạn để hỗ trợ cho thai nhi di chuyển xuống dưới. Khi cơn đau cách nhau khoảng 10 phút thì đã đến lúc tới bệnh viện. Nếu nhờ được chồng và bạn bè thân cùng đi và cùng thực hiện cách thở, liệu pháp tâm lý vận động để vượt qua cơn đau thì bạn sẽ dễ chịu hơn nhiều. Hát, hét hay khóc đều làm dịu cơn đau nên bạn không cần phải xấu hổ, hãy làm sao để dễ chịu nhất.

Trẻ khi vừa sinh ra mặc dù còn rất nhỏ nhưng đã có cá tính riêng của mình. Cũng như khuôn mặt, chiều cao, cân nặng khi sinh của từng trẻ đều khác nhau, mỗi trẻ có quá trình trưởng thành riêng không giống nhau. Vì vậy không cần so sánh con mình với trẻ khác rồi lo lắng. Bạn hãy chăm sóc cho sự trưởng thành của con bạn.

Trẻ trong giai đoạn từ khi sinh ra cho đến 4 tuần tuổi gọi là trẻ sơ sinh. Giai đoạn này có một số đặc trưng riêng. Trong bụng mẹ, trẻ nhận oxy và dinh dưỡng từ mẹ thông qua nhau thai và dây rốn nhưng sau khi ra đời, trẻ bắt đầu dùng phổi của mình để tự hô hấp. Ngoài ra, "phân su" - là các chất tiết ra từ nước ối, ruột, dịch mật - sẽ là phân đầu tiên trẻ thải ra ngoài trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Nó có dạng như hắc ín và không có mùi. Đây là dấu hiệu cho thấy ruột bắt đầu hoạt động.

Sau khi sinh, trong tuần đầu tiên có thể thấy hiện tượng "vàng da sinh lý” và "giảm cân sinh lý”. Vàng da sinh lý (hay còn gọi là vàng da ở trẻ sơ sinh) là hiện tượng da và tròng trắng của mắt chuyển màu vàng từ khoảng ngày thứ 2 ~ 3 sau khi sinh, đến ngày thứ 5 ~ 7 thì vàng nhất. Cũng có trường hợp cần điều trị nhưng thông thường hiện tượng này sẽ bớt đi sau khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi. Trẻ nuôi bằng sữa mẹ có xu hướng bị vàng da lâu hơn nhưng chỉ khoảng 1 ~ 2 tháng là sẽ khỏi nên không cần lo lắng.Giảm cân sinh lý là hiện tượng trẻ bị giảm 3 ~ 10% cân nặng so với lúc vừa ra đời cho tới ngày thứ 3 ~ 4 sau khi sinh. Hiện tượng này là do lúc đầu, trẻ chưa thể bú tốt và sữa mẹ tiết ra ít. Thế nhưng không cần lo lắng. Trẻ trữ rất nhiều nước trong tế bào nên sau khi ra đời, cân nặng sẽ giảm do bài tiết nước ra ngoài qua đi đại tiểu tiện và mồ hôi. Mặt khác, cơ thể người mẹ sau khi sinh rất mệt mỏi. Nội mạc tử cung, âm đạo, tầng sinh môn bị thương. Khoảng thời gian 6 ~ 8 tuần sau khi sinh đến khi lành những vết thương này được gọi là giai đoạn hậu sản. Trong giai đoạn sức khỏe còn rất yếu này, tuyệt đối không được vận động quá sức. Bạn hãy nghĩ cơ thể mình là quan trọng nhất, nghỉ ngơi đầy đủ và chú ý vệ sinh thân thể. Hãy ăn uống cân bằng dinh dưỡng để khôi phục sức khỏe và tiết sữa.

Trạng thái hồi phục của tử cung có thể phán đoán dựa trên sản dịch tiết ra từ âm đạo. Ngay sau khi sinh, chất nhầy lẫn máu chứa chất bài tiết khi nhau thai bong ra sẽ thải ra ngoài. Lượng chất nhầy có máu tiết ra khoảng 2 ~ 3 ngày sau khi sinh là nhiều nhất, đến ngày thứ 4 ~ 7 thì dần chuyển sang màu nâu và ít đi. Khoảng 2 ~ 3 tuần sau thì hầu như không còn lẫn máu và chuyển thành chất hơi có màu vàng. Khoảng 4 ~ 6 tuần, khí hư quay trở lại màu trắng. Tuy nhiên quá trình này khác nhau tùy từng người.

Ngoài ra, do nhau thai tiết ra một lượng lớn hoóc môn trong thai kỳ đã bị thải ra ngoài cơ thể nên lượng hoóc môn sau khi sinh giảm đột ngột, gây căng thẳng cho cơ thể và tinh thần. Nhiều phụ nữ trở nên hay cáu giận, u buồn và mau nước mắt. Đây là tình trạng tâm lý đặc thù của thời kỳ hậu sản được gọi là chứng trầm cảm sau sinh. Lại cộng thêm việc chưa quen chăm sóc trẻ nên không có gì lạ là người mẹ dễ trở nên buồn bực. Thông thường, tình trạng buồn bã thường diễn ra khoảng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu mãi vẫn không trở lại bình thường thì có thể đã bị mắc phải trạng thái tâm lý khó phục hồi như trầm cảm chẳng hạn. Dù thế nào thì giai đoạn 1 ~ 3 tháng sau khi sinh cũng là thời kỳ bất an về việc nuôi con. Bạn đừng nên âm thầm chịu một mình, hãy chia sẻ tâm sự với chồng và gia đình. Nói chuyện với bác sỹ cũng quan trọng. Người chồng và gia đình dễ dành toàn bộ sự quan tâm cho bé mới ra đời nhưng cũng cần chăm sóc đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ.

Ghi Chú :

VUI CÙNG THAI MÁYThai máy trong bụng vào khoảng tháng thứ 5 trong thai kỳ là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang chuyển động hoạt bát trong nước ối. Đó là cơ hội tốt để mẹ và trẻ có thể giao tiếp ngay từ khi còn đang mang thai. Thai nhi thường lắng nghe kích thích từ thế giới bên ngoài. Nếu bạn cảm thấy bé đang đạp trong bụng, hãy nói chuyện với thai nhi, dịu dàng vuốt ve bé.

Són tiểu do tăng áp suất ở bụngKhi ho, hắt hơi hoặc rặn thì áp suất trong ổ bụng tăng lên làm nước tiểu bị rỉ ra. Hay xảy ra cuối thai kỳ. Sau khi sinh, thường khỏi một cách tự nhiên. Có thể điều trị được bằng cách vận động để khép lại hậu môn và âm đạo, nhưng vì làm như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến co thắt tử cung nên trong khi có thai thì không nên thực hiện.

Chuyển dạỞ cuối thai kỳ, có chuyển dạ giả: những cơn co tử cung tự nhiên hết. Chuyển dạ thực sự là những cơn co tử cung làm cổ tử cung xóa mở rồi cổ tử cung mở rộng.

Giảm cân sinh lýTrong vòng 2 ~ 5 ngày sau khi sinh, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống nhất thời. Nguyên nhân là do trẻ bị mất nước từ bề mặt da, tiểu tiện và đại tiện, trong khi lượng sữa bú vẫn chưa đủ, v.v... Khi giảm hơn 10% so với cân nặng ban đầu thì cần phải chú ý và nên hỏi bác sĩ tư vấn. Thường thì trong vòng 1 ~ 3 tuần, nhờ lượng sữa bú tăng lên, trẻ cũng được trở lại mức cân nặng lúc sinh. Sau đó cho đến 4 tháng tuổi, cân nặng của trẻ tăng mỗi ngày 18 ~ 30g.

Co hồi tử cungSau khi sinh con, cơ thân tử cung co lại và có xu hướng trở lại kích thước như cũ (phục hồi). Những cơn đau xảy ra không đều đặn trong vòng mấy ngày sau khi sinh là dấu hiệu tử cung đang được phục hồi. Mức độ đau ở từng người khác nhau, nhưng phần lớn mọi trường hợp đều có thể chịu đựng được.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: