Chất dinh dưỡng cho trẻ (phần 1)

Chất dinh dưỡng cho trẻ (phần 1)

Friday, 18/12/2020

 

Thời kỳ trẻ thơ là thời kỳ trẻ hoạt động nhiều nhất, cơ thể phát triển mạnh mẽ. Thức ăn cho trẻ cũng phải tăng năng lượng và chất đạm nhiều hơn. Canxi, phốtpho, ma-nhê rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương. Để phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể cần được cung cấp đủ lượng sắt. Các loại vitamin cũng không thể thiếu được trong quá trình chuyển hóa năng lượng một cách thuận lợi.

Thức ăn được chia làm 6 nhóm lớn như sau:

 

Bạn nên xây dựng thực đơn sử dụng cân đối những thức ăn thuộc các nhóm trên. Những thức ăn trẻ không thích, thì hãy chế biến khác hoặc thay bằng thức ăn cùng nhóm khác. Cần phải hạn chế sử dụng muối và gia vị, nấu hơi nhạt hơn so với các món cho người lớn.

Đối với trẻ nhạy cảm với màu sắc, nên dùng các nguyên liệu có màu tươi, đẹp như cà chua, cà rốt, v.v... Trẻ 1 tuổi vẫn ăn bốc, nhưng cũng có nhiều trẻ dùng thìa (muỗng) rất giỏi, nên nếu trẻ thích thú thì bạn hãy thử cho trẻ dùng thìa.

Tác dụng của chất Oligosaccharide

Oligosaccharide là một loại chất đường tồn tại phổ biến trong thế giới tự nhiên, không chịu thủy phân vì enzyme tiêu hóa trong cơ thể. Nhưng nó được thủy phân nhờ vi khuẩn bifidus chiếm ưu thế nhất trong đường ruột của trẻ sơ sinh và sản sinh ra axit hữu cơ có tác dụng hạn chế phát triển của vi khuẩn gây thối và vi khuẩn đại tràng.

Tác dụng của Canxi

Cùng với phốt pho, canxi là thành phần chính của xương và răng đồng thời cũng là chất khoáng vi lượng không thể thiếu được trong thời kỳ tăng trưởng. Khung xương của trẻ nhỏ tiếp tục phát triển cho đến khi 18~20 tuổi và mật độ xương lên đến cao điểm ở độ tuổi 20. Cho đến thời kỳ này, nếu không tiếp nhận được đủ lượng canxi cần thiết thì khối lượng xương tối đa giảm đi và nguy cơ phát sinh bệnh loãng xương trong tương lai sẽ tăng cao. Canxi là chất dinh dưỡng không thể xem nhẹ, canxi không chỉ bảo đảm cho sự phát triển của cơ thể ở thời kỳ thơ ấu mà còn duy trì sức khỏe trong tương lai.

Trong số các loại khoáng chất, canxi là chất dinh dưỡng chứa trong cơ thể nhiều nhất. Phần lớn lượng canxi, 99% được chứa trong mô cứng như xương và răng dưới dạng canxi photphate hoặc canxi carbonate, còn 1% còn lại được chứa trong máu và thể dịch. Canxi cùng với phốtpho, magie, collagen lắng vào trong mô xương tạo thành xương và răng chắc khỏe.

Sau khi được đưa vào từ thực quản, canxi được hấp thụ ở tá tràng, không tràng, hồi tràng rồi qua máu tích trữ trong xương. Khi cần thiết, canxi được vận chuyển từ xương qua máu đến các mô gồm có mô cơ, mô tim mạch, mô tiết ra hoóc môn, mô miễn dịch v.v…
Phốtpho là chất khoáng vi lượng chủ yếu để làm chất đệm giữ thể dịch trung tính dưới dạng phosphat. Trong hệ thần kinh trung ương, nó tồn tại ở nhân tế bào dưới dạng phospholipid; khi kết hợp với chất đạm, nó tồn tại ở nhân tế bào là thành phần axít deoxyribonucleic (DNA) và axít ribonucleic (RNA). Phốt pho là loại chất khoáng vi lượng thiết yếu, nhưng nếu dùng quá nhiều, phốtpho sẽ gây tác dụng thúc đẩy bài tiết canxi, nên phải dùng với liều lượng vừa phải.

Không chỉ tạo thành xương và răng, canxi trong máu hay trong dịch tế bào cũng có vai trò quan trọng giúp cơ thể điều chỉnh chức năng sinh lý, giúp các tế bào trong cơ thể có thể ra lệnh hoặc truyền thông tin cho nhau. Cụ thể, canxi có 5 nhiệm vụ chính như sau:
- Duy trì hoạt động co thắt bình thường của cơ. Vì hoạt động này giúp cơ thể cử động được.
- Truyền thông từ não và thần kinh. Sở dĩ cơ thể có thể cử động thoải mái là vì có sự chỉ huy của não. Canxi có vai trò quan trọng giúp truyền thông tin từ não và thần kinh đến cơ.
- Đông máu. Đông máu phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập sâu vào thân thể từ miệng, từ vết thương và giúp tái tạo da.
- Điều tiết ra hoóc môn. Canxi thực hiện điều tiết hoóc môn tăng trưởng, dịch dạ dày, nước bọt v.v…
- Hỗ trợ chức năng miễn dịch. Truyền thông tin về bạch cầu, tế bào lympho chống vi khuẩn, virút xâm nhập từ bên ngoài. Canxi không thể thiếu được trong việc chuyển hóa năng lượng.

Canxi có nhiều trong thực phẩm, nên có thể hấp thụ một lượng canxi ít nhiều từ thức ăn nhưng không có nhiều thực phẩm có thể cung cấp canxi một cách hiệu quả.

Chức năng của Vitamin C

Vitamin C là loại vitamin tan trong nước. Nó có nhiều trong rau quả nhưng dễ bị phân hủy với nhiệt độ, nước, oxy hóa nên cần phải chú ý về cách chế biến. Vitamin C hầu như không có trong sữa bò nên ở thời kỳ cho trẻ bú bình đã phát sinh bệnh scorbut, bệnh của máu do thiếu vitamin C trong đồ ăn thường ngày. Điều này đã minh chứng tính cần thiết của việc hấp thu vitamin C ở thời kỳ thơ ấu.

Vitamin C có chức năng chính là thúc đẩy sự hấp thu các chất khoáng vi lượng như canxi, sắt trong cơ thể, nhưng ngoài ra còn một số tác dụng quan trọng khác như sau:
- Thứ nhất, nó được chứa nhiều ở sụn và da, thúc đẩy sự tổng hợp collagen, có vai trò nối kết các mô. Ở trẻ sơ sinh, sụn chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ thể nên chức năng này đặc biệt quan trọng.
- Bên cạnh đó, vitamin C có tác dụng thúc đẩy sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh, axit amino và carnitine (là các chất vận chuyển axit béo đến ty lạp thể - nơi sản xuất ra năng lượng). Vitamin C còn có chức năng hỗ trợ hoạt động của vitamin E và axit folic, đồng thời cũng tham gia vào sự tổng hợp và sử dụng hoóc môn vỏ thượng thận.

Ở những trường hợp dễ bị bệnh truyền nhiễm hay là dễ xuất huyết thì nguyên nhân được cho là bởi thiếu vitamin C. Cũng có báo cáo cho rằng, nếu hấp thu vitamin C thì khó bị cảm hoặc nhanh khỏi cảm. Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng kích thích khả năng miễn dịch. Nếu thiếu vitamin C thì ngoài các bệnh như là dễ bị cảm mạo, giảm chức năng miễn dịch, chậm phát triển, xuất huyết dưới da hay bị bệnh scorbut thì còn có thể dễ bị viêm vòm miệng.

Hơn nữa hiện nay, điều đang được quan tâm là tác dụng chống oxy hóa một cách mạnh mẽ của vitamin C. Vitamin E cũng có tác dụng chống oxy hóa tương tự nhưng vì nó có tính tan trong dầu nên chỉ phát huy tác dụng chống oxy hóa chủ yếu ở màng tế bào. Còn riêng vitamin C lại mang đặc tính tan trong nước nên có thể loại trừ oxy hoạt tính trong máu.

Đặc biệt, ở thời kỳ trẻ kén ăn thì lượng hấp thu rau so với nhu cầu là khó đáp ứng đủ. Theo RDI của tổ chức WHO thì ở Việt nam, trong một ngày, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 30mg vitamin C. Dù ăn nhiều, nhưng vitamin C vẫn được bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu trong một thời gian ngắn, nên không lo bị thừa vitamin C.

 

Ghi Chú :

 

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ
Có thể xảy ra vì trẻ kén ăn hoặc do thức ăn bổ sung. Trẻ trở nên xanh xao, sức khỏe yếu đi, nhưng nhiều khi chỉ nhìn từ bên ngoài thì không nhận ra trẻ thiếu máu. Có nhiều trường hợp thiếu máu ở trẻ được phát hiện qua thử nghiệm máu khi đi khám bệnh khoa nhi vì lý do khác như bị cảm. Nếu bổ sung đủ lượng sắt thì sẽ khỏi hẳn, nhưng để có thể bù đắp đủ cho cả "sắt dự trữ" thường mất mấy tháng.

Sưu Tầm

 

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: