Chất dinh dưỡng cho trẻ (phần 2)

Chất dinh dưỡng cho trẻ (phần 2)

Friday, 18/12/2020

 

SẮT
Sắt là chất khoáng vi lượng có tỷ lệ hấp thụ trong cơ thể rất kém. Sắt gồm có 2 loại: sắt heme (Fe 2+) trong thịt, cá và sắt phi heme (Fe 3+) trong rong biển và rau. Đầu tiên sắt phi heme biến thành dạng dễ tan trong nước do tác dụng của axit dạ dày, sau đó biến thành dạng dễ hấp thu ở ruột non. Ngược lại, sắt heme thì lại được giữ nguyên khi hấp thu nên tỷ lệ hấp thụ cao hơn sắt phi heme.

 

Trong tổng lượng sắt ở cơ thể: 65% dưới dạng hemoglobin trong máu, 5% dưới dạng myoglobin trong cơ bắp, tổng cộng là 70% lượng sắt được sử dụng là sắt chức năng. Còn lại 30% sắt được tích trữ dưới dạng kết hợp với chất đạm ferritin (sắt dự trữ), ở gan, lá lách, tủy xương và được sử dụng 1 cách linh hoạt khi sắt chức năng bị thiếu.

Ở giai đoạn thiếu sắt chức năng, vẫn chưa xuất hiện chứng thiếu máu (tình trạng thiếu sắt tiềm ẩn). Nhưng khi thiếu cả sắt dự trữ thì sẽ xuất hiện chứng thiếu máu (thiếu máu do thiếu sắt).

 

Sau khi hấp thụ ở ruột non, sắt được tích trữ ở gan, rồi di chuyển đến tủy xương kết hợp với chất đạm, tạo thành hemoglobin. Sắt là thành phần chính của hemoglobin (huyết sắt tố), vì có tính dễ kết hợp với oxy nên hồng cầu sinh từ hemoglobin cũng kết hợp với oxy từ phổi trong quá trình tuần hoàn máu và vận chuyển oxy cho các mô toàn thân. Tại các mô tiếp nhận oxy, hệ thống TCA luân chuyển và sản sinh ra năng lượng.

Thành phần chính của sắc tố màu đỏ trong mô cơ được gọi là myoglobin cũng là sắt. Sắt có chức năng tiếp nhận oxy do hemoglobin vận chuyển và tích trữ trong cơ. Mặt khác, sắt cũng tự vận chuyển oxy trong cơ.

Ở trong mô tế bào, một số loại enzyme cần thiết trong quá trình tăng cường dinh dưỡng và sản sinh ra năng lượng, cũng có chứa sắt. Nếu thiếu sắt, hoạt động của những enzyme này sẽ yếu đi, dẫn tới lượng sản sinh năng lượng không đủ và hiệu quả hoạt động của mô tế bào cũng kém đi.

 

ĐỒNG
Đồng là một loại chất khoáng vi lượng giúp hấp thụ sắt. Đồng tồn tại rải rác chủ yếu ở xương, cơ và gan. Đồng là chất khoáng vi lượng cần thiết cho sự kết hợp giữa sắt và hemoglobin. Nếu chỉ có sắt thì không sản sinh được hemoglobin. Đồng không chỉ hấp thu sắt từ đường ruột mà còn thúc đẩy sự hấp thụ sắt để làm nguyên liệu hemoglobin ở tủy xương.

 

Hemoglobin có vai trò kết hợp với oxy và vận chuyển oxy cho toàn bộ cơ thể. Nếu thiếu đồng thì sự tổng hợp hemoglobin bị chậm trễ, chức năng vận chuyển oxy cho cơ thể cũng giảm đi và điều đó cũng là nguyên nhân gây thiếu máu.Và do liên quan đến các tác dụng của đồng, nếu thiếu đồng thì sẽ phát sinh những triệu chứng như gãy xương, biến dạng xương, giảm sức đề kháng do bạch cầu ít đi, v.v…

 

Người ta cho rằng đồng cũng có tác dụng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn, độ cứng của xương, phát triển một cách hoàn chỉnh của tế bào bạch cầu và hồng cầu, vận chuyển sắt, chuyển hóa đường và colesterol, co thắt cơ tim, phát triển não.

 

Vitamin K
Vitamin K có tác dụng như là yếu tố hỗ trợ cho carboxylase tạo thành carboxyl axit glutamine – thành phần cấu tạo của yếu tố đông máu prothrombin, để thúc đẩy đông máu. Nếu thiếu vitamin K thì yếu tố đông máu sẽ không được kích hoạt vì thế sẽ dẫn đến khuynh hướng xuất huyết, xuất huyết ở cơ quan tiêu hóa và cũng có khi bị xuất huyết trong não v.v…

 

Ngoài ra, vitamin K còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm như osteocalcin được chứa nhiều ở xương và thúc đẩy canxi lắng vào xương để hình thành khung xương v.v…

 

DHA
DHA là loại axít béo không no đa nối đôi thuộc nhóm omega 3, được tồn tại nhiều ở não và võng mạc. DHA đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của những cơ quan này.
 
Bộ não của trẻ phát triển liên tục cho đến khoảng 2~3 tuổi. Các hoạt động ghi nhớ và học tập của trẻ được thực hiện bởi tế bào thần kinh gọi là neuron dẫn truyền thông tin, và ở đầu những neuron thần kinh này chứa đựng DHA
Phospholipid Sữa
Phospholipid sữa mẹ và sữa bò có chứa nhiều sphingomyelin, với cấu thành đặc trưng là gồm có phosphatildylcholine và phosphatidylethanolamine.
 
Các chất phospholipid này là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng ở tất cả các mô. Các chất này thực hiện vai trò cung cấp axit béo không no đa nối đôi như axit arachidonic có chức năng gây hoạt tính sinh lý cũng như ảnh hưởng đến việc điều chỉnh sự hình thành bộ khung tế bào trong khi phân bào. Phosphatildylcholin cũng là nguồn cung cấp chủ yếu choline – chất giữ vai trò quan trọng trong hệ thần kinh, được coi như là thành phần cấu tạo của chất dẫn truyền thần kinh acethylcholine và sphingomyelin ở bao ngoài thần kinh. Phospholipid sữa được cho là có 2 chức năng chính sau:

Tác dụng thúc đẩy sự tổng hợp DNA của tế bào gan:


Chất dẫn truyền thông tin bắt nguồn từ phospholipid tham gia phân bào cần thiết cho sự phát triển của động vật và biệt hóa tế bào – là hiện tượng chuyển thành tế bào có chức năng đặc biệt, v.v…Khi kích hoạt mô gan của chuột bằng yếu tố sinh trưởng mô và đo tốc độ tổng hợp DNA, thì kết quả nghiên cứu chứng minh rằng tốc độ tổng hợp DNA của mô gan được cấy đầu tiên chỉ tăng lên khi có sự tham gia của phosphatildylcholine, phosphatiylethanolamine, sphingomyelin cùng tỷ lệ với phospholipid sữa.

 

Tác dụng thúc đẩy tổng hợp DHA trong cơ thể sống:


Khi cho chuột uống 2 loại sữa khác nhau: chứa phospholipid lấy từ sữa bò hoặc phospholipid lấy từ sữa đậu nành, thì kết quả cho thấy cả 2 trường hợp đều làm tăng hàm lượng DHA trong phospholipid ở não và gan của chuột, nhưng trường hợp cho ăn phospholipid từ sữa có mức độ tăng nhiều hơn so với phospholipid từ đậu nành. Axít arachidonic cũng cho thấy khuynh hướng tương tự. Qua những trường hợp trên, chúng ta thấy được rằng hấp thu phospholipid sữa chứa nhiều sphingomyelin, có tác dụng rất hiệu quả đến sự tổng hợp DHA và axit béo không no ở chuột trước khi cai sữa.

Sưu Tầm

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: