-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
‘Chiêu’ cắt giảm đồ ngọt cho bé
Friday, 18/12/2020
Bắt đầu từ từ
Đột ngột “cấm” đồ ngọt cho bé sẽ làm bé thèm ăn hơn và ăn nhiều đồ ngọt vào ngày hôm sau. Đó là lý do, mẹ nên cắt giảm đồ ngọt cho con một cách dần dần, mỗi ngày một ít chứ không phải cắt bỏ hoàn toàn.
Lưu ý với đồ ăn chế biến sẵn nhiều đường
Mẹ có thể tự làm bánh, nước quả cho bé. Bởi khi tự làm, mẹ sẽ điều tiết được lượng đường khi nêm vào thực phẩm. Còn nếu phải dùng đồ ăn mua sẵn, mẹ nên kiểm tra lượng đường trên nhãn mác và chọn loại tương tự mà ít đường hơn.
Thay bằng hoa quả tươi
Nếu khi nào bé đòi ăn bánh, kẹo, mẹ hãy nghĩ cách “lái” bé sang các món ăn chế biến từ nguyên liệu chính từ hoa quả; ví như hoa quả dầm, sữa chua trộn hoa quả, chè hoa quả, hoa quả ướp lạnh….
Đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua đồ ăn
Đừng quên kiểm tra hàm lượng đường có trong đồ ăn, thức uống trước khi mẹ mua về nhà. Nếu trên nhãn mác thực phẩm, đồ uống có ghi thành phần của nó chứa: đường nâu hay còn gọi đường đỏ, đường thốt nốt, đường mía, si rô, glucozo, fructozo, mật ong, lactozo… thì đó đều là những thành phần thuộc “họ hàng” của đường.
Không tích trữ đồ ăn nhiều đường
Tích trữ sẵn đồ ăn ngọt trong nhà sẽ khiến bé khó “kiềm chế” cơn thèm đồ ngọt. Bởi vậy, mẹ chỉ nên mua từng ít một bánh, kẹo, sữa… về nhà, rồi hết mới mua tiếp.
Dùng mật ong thay thế đường
Mật ong có vị ngọt có thể dùng để thay thế đường. Ngoài ra, mật ong còn có chứa nhiề chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, mẹ có thể dùng mật ong cho bé để thay thế đường.
7 tác hại khi cho bé ăn nhiều đồ ngọt
1. Sâu răng
Trong bánh kẹo, các đồ uống có gas chứa rất nhiều axit hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng của bé và gây ra các bệnh về răng.
2. Nguy cơ cao mắc bệnh béo phì
Với những bé bị nghiện đồ ngọt thì thường dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác. Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường. Điều này rất không tốt đối với sức khỏe của bé vì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu.
3. Tăng lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến bé phấn khích; bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ của bé và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của bé. Vì vậy, cha mẹ hãy hạn chế cho bé ăn đồ ngọt đặc biệt là trước khi đi ngủ.
4. Giảm sức đề kháng
Ăn nhiều đồ ngọt nghĩa là bé đã hấp thu một lượng đường mới vào trong người. Đường chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể.
5. Dễ bị cận thị
Sự tăng lên của lượng đường trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.
6. Hay bị di ứng
Có một điều rất dễ nhận thấy, đó chính là những bé ăn nhiều đồ ngọt lại thường bị dị ứng. Các nghiên cứu mới của trường Đại học tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, dễ bị viêm, dị ứng và gặp các vấn đề về da.
7. Vị giác kém
Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến bé cảm nhận kém về mùi vị do sự giảm kích thích vị giác.
Nguồn: mevabe.net