Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết

Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết

Friday, 18/12/2020

Dù ở tư thế nào, hãy đảm bảo đầu của bé hơi nghiêng về sau một chút khi cho bé ti mẹ. Nếu bạn tìm thấy một tư thế cho con bú tốt nhất thì hãy gắn bó với nó. Tuy nhiên theo thời gian khi bé lớn hơn, bạn có thể muốn thay đổi sang tư thế khác. Nếu bạn bị viêm vú hay tắc tia sữa, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một tư thế cho con bú hợp lý.

Dưới đây là 5 tư thế tốt nhất được các bác sĩ cho là vừa giúp mẹ thoải mái, vừa giúp con ngậm ti đúng cách:

 

Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết 1
Cho bé nằm song song với mẹ.

Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết 2
Giữ em bé trên đùi của mẹ bằng cách dùng cách tay đối diện của mẹ nâng bé.

Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết 3
Giữ em bé trên đùi mẹ, hỗ trợ bằng cánh tay cùng chiều với bên ngực bé ti mẹ.

Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết 4
Bế con dưới cánh tay mẹ.

Cho con bú: 5 tư thế dễ chịu nhất mẹ nên biết 5
Tư thế kết hợp cho bú với bé song sinh.

 
Nhận biết bé ngậm ti mẹ đúng cách:
 
- Nếu mẹ bị đau thì có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn chưa ngậm ti mẹ đúng cách. Nhẹ nhàng chèn ngón tay mẹ vào giữa miệng bé và ti mẹ để điều chỉnh. Sau đó, thử một lần nữa.

- Nếu em bé gần như mút ti mẹ ngay lập tức thì đây là dấu hiệu tốt. Trong khi bé ti mẹ, bạn có thể nhận thấy những thay đổi ở lực mút của bé: mút ngắn, nhanh – mút chậm, sâu. Bé có thể tạm dừng một vài lần trong khi ti mẹ và tiếp tục mút lại mà mẹ không cần dỗ bé.

Nếu bé chỉ mút một ít rồi ngủ thì có khả năng, bé chưa ngậm ti mẹ đúng cách.

- Khi bạn nhìn xuống lúc đang cho bé ti, bạn sẽ thấy đầu của bé hơi ngả ra sau. Cằm bé chạm vào vú mẹ, còn mũi được “tự do”. Bé có thể thở dễ dàng trong khi được cho bú, còn mẹ không phải đẩy ngực mẹ ra để bé thở.

Bạn cũng có thể quan sát quầng vú, bạn sẽ thấy quầng vú phía môi trên của bé bao giờ cũng rộng hơn phần ở môi dưới.

- Khi bé bắt đầu bú, bé trở nên thư giãn và thoải mái cho đến khi bú no. Nếu bé “ngó nghiêng” xung quanh, có lẽ là do bé chưa bám ti mẹ tốt. Bạn có thể cho bé tạm ngừng bú ít chút khi sữa đang chảy nhanh để bé không hít phải nhiều hơi.

- Bé vui vẻ khi kết thúc hoặc không khó chịu khi mẹ rút ngực lại. Hãy quan sát đầu ti mẹ cuối cữ bú. Nếu đầu ti bị ép bẹp thì có khả năng, bé ngậm ti mẹ chưa đúng cách. 

Một số bước để bé ngậm ti mẹ đúng cách:

- Kiểm tra miệng của bé có mở đủ rộng khi đưa vào ti mẹ.

- Đảm bảo lưỡi, môi dưới và cằm bé chạm vào bầu vú mẹ đầu tiên.

- Để môi dưới của bé cách xa núm vú mẹ một khoảng nhất định.

Những gợi ý này giúp bé yêu áp miệng đúng cách vào ti mẹ khi bắt đầu bú mẹ. 
 
Nguồn afamily.vn
Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: