Đẩy lùi táo bón ở bé nhũ nhi

Đẩy lùi táo bón ở bé nhũ nhi

Friday, 18/12/2020

Không chỉ có chế độ ăn thiếu cân bằng hay bệnh tật mới gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhũ nhi. Đôi khi chính việc rèn bé ngồi bô hay gửi bé đi trẻ sớm cũng có thể là thủ phạm được điểm mặt.     

Nỗi khổ của “đầu ra”

Thông thường, trong tuần mới sinh, bé đi tiêu khoảng 4 lần mỗi ngày. Sau đó trong 3 tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ thường đi tiêu 3 lần còn trẻ uống sữa ngoài thì đi khoảng 2 lần mỗi ngày.

Khi bị táo bón, trẻ sơ sinh thường uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc. Còn với tuổi chập chững, trẻ thường đứng trên đầu ngón chân, cong lưng hay có những cử chỉ lạ thường. Trẻ cũng hay chui vào một góc nhà hoặc một nơi đặc biệt nào đó khi đang rặn.

Bé bị táo bón có thể do chế độ ăn thiếu cân bằng. Thực đơn của bé quá giàu chất đạm, nhưng lại thiếu chất xơ hay thiếu nước, dư thừa sữa chua, pho mát, sữa bột nhưng lại thiếu rau, củ, quả. Việc cho bé uống sữa quá đặc, không đúng tỷ lệ ghi trong vỏ hộp cũng là một lý do gây táo bón khác.

Đẩy lùi táo bón ở bé nhũ nhi - 1

Có 3 thời điểm, trẻ nhũ nhi thường mắc táo bón. Giai đoạn bé ăn dặm; Giai đoạn tập ngồi bô hay đi vệ sinh trong toilet (vì không thích ngồi trong nhà vệ sinh hay ngồi bô nên bé cố gắng nhịn đi vệ sinh); Giai đoạn đi nhà trẻ (bé nhịn tiêu vì thấy toilet ở trường hay nhà bảo mẫu không giống ở nhà).

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị táo bón khi gặp các vấn đề bệnh lý (nhưng chỉ chiếm 5%) như sự bất thường trong các dây thần kinh ruột kết, dây cột sống, hấp thụ dinh dưỡng kém...

Dẹp tan khó chịu

Trước hết hãy điều chỉnh chế độ ăn của bé. Nếu bé được 4 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước hoa quả của một số loại quả như mận, táo hay lê để “thông” đại tiện cho bé. Hãy cho con dùng những thức ăn nhiều chất xơ từ gạo, rau quả như quả mơ, khoai tây, lê, đào, mận, đậu ván, rau chân vịt… Tránh cho con ăn sữa bò, sữa chua, pho mát và kem khi con đang bị táo bón. Một số trẻ không thể dung nạp với chất protein trong sữa bò nên bị táo bón vì sữa.

Uống nhiều nước cũng là một cách hay khác để bé hết táo bón.

Nếu con đang cố nhịn đi tiêu vì sợ vào nhà vệ sinh thì bạn hãy dừng tạm thời kế hoạch huấn luyện con ngồi bô hay đi tiêu trong nhà vệ sinh. Đừng quên những cử chỉ thể hiện yêu thương như hôn, khen ngợi, khích lệ khi con chịu đi toalet. Bạn cũng nên tập con đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định nào đó (như sau bữa ăn) trong ngày để tạo phản xạ cho bé.

Khi nào cần đưa bé đi khám?

- 2 ngày sau khi bạn đã dùng mọi nỗ lực để chữa trị chứng táo bón ở nhà mà bé vẫn không thể đi tiêu.

- “Sản phẩm” bé đóng thành khuôn, cứng và bé phải rặn mạnh mỗi khi đi tiêu.

- Bé lười ăn, giảm cân.

- Có dính máu trong tã hoặc mỗi lần rặn tiêu.

- Bé kêu đau khi đi tiêu.

Nguồn  Eva.vn

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: