Dinh dưỡng cho trí thông minh của bé

Dinh dưỡng cho trí thông minh của bé

Friday, 18/12/2020

Nguyên tắc đầu tiên, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi sữa mẹ là “dinh dưỡng hoàn hảo” cho hệ tiêu hóa còn non nớt ở bé. Thành phần của sữa mẹ gồm lactose, protein và chất béo dễ tiêu. Sữa mẹ ít gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của bé so với sữa bình. Hơn nữa, sữa mẹ cũng an toàn cho bé bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Sữa mẹ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng với bé sơ sinh. Một người mẹ khỏe mạnh không cần bổ sung vitamin hay dinh dưỡng đặc biệt vẫn đủ lượng sữa để cho bé bú. Sữa mẹ chứa vitamin D và vitamin D còn được hấp thu vào cơ thể khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng ở lâu dưới nắng sẽ gây hại cho da; vì thế, mẹ và bé nên tắm nắng vào buổi sáng.

Một số nghiên cứu kết luận, nhóm bé bú mẹ liên tục có chỉ số IQ cao hơn một chút so với nhóm bé bú bình hoàn toàn.

Những thực phẩm sau giúp nuôi dưỡng trí thông minh cho bé:

Cá, đặc biệt là cá cá hồi, cá ngừ là nguồn dồi dào DHA và omega 3 giúp trí não của bé phát triển. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý là cá ngừ, cá thu có thể chứa nhiều thủy ngân, không tốt cho sức khỏe của bé.

Mẹ nên cho bé ăn khoảng 2-3 bữa cá mỗi tuần. Nên chọn cá hồi tốt hơn cá ngừ.

Chất sắt

Chất sắt có trong thịt bò, thủy hải sản… cần thiết cho trí thông minh của bé. Bé thiếu sắt sẽ thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, suy dinh dưỡng.

Bởi thế, ngay từ khi bé bước vào tuổi ăn dặm, mẹ nên tăng cường thực phẩm dồi dào sắt cho con.

Protein

Thực phẩm giàu protein như trứng, đậu đỗ, thịt, cá, fromega… cũng cần bổ sung hàng ngày cho bé. Protein giúp bé củng cố trí nhớ và khả năng tập trung.

Rau củ quả

Dồi dào vitamin và chất xơ là các loại rau xanh, củ quả. Vitamin nhóm B có lợi ích đặc biệt với hệ thần kinh của bé.

Thực phẩm cần tránh

Tránh cho bé ăn quá mặn: Những đồ ăn quá mặn không chỉ là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp máu cho não. Thiếu máu, thiếu oxi sẽ khiến não chậm phát triển, trí lực kém.

Tránh cho bé ăn quá nhiều đạm: Ăn quá nhiều đạm (thịt, cá, trứng…) làm bé dễ bị béo phì, táo bón; tăng gánh nặng cho gan, thận của bé. Ăn nhiều đạm làm bé bị đầy bụng, kém hấp thu các vitamin và dinh dưỡng trong các loại thực phẩm khác.

Bởi thế, mẹ nên cân đối 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản trong một bữa ăn của bé gồm: chất đạm, rau xanh, tinh bột và chất béo.

Tránh cho bé ăn quá nhiều đường: Ăn nhiều đường hay đồ ngọt gây vô vàn tác hại cho bé; chẳng hạn, sâu răng, béo phì, bệnh tật. Chưa kể, ăn nhiều đường làm bé đầy bụng, giảm hấp thu các chất khác, ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.

Không dùng sữa bò cho bé dưới một tuổi: Sữa bò nghèo vitamin và chất dinh dưỡng nên không thể thay thế sữa mẹ hay sữa công thức. Ngoài ra, bé dưới một tuổi cũng không thể tiêu hóa các enzyme và protein có trong sữa bò.

Nguồn mevabe.net

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: