Kiểu mẹ bầu dễ sinh con thông minh.

Kiểu mẹ bầu dễ sinh con thông minh.

Friday, 18/12/2020

Sinh con thông minh xinh đẹp luôn là niềm ao ước, mong mỏi của rất nhiều chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu được một thai nhi có não bộ phát triển vượt bậc và vẻ ngoài xinh xắn ngay từ khi còn trong bụng bầu.

Cùng điểm danh những kiểu mẹ bầu có được may mắn sinh con thông minh:

Mẹ bầu chăm chỉ ăn cá

Bộ Y tế Hoa Kỳ khuyên phụ nữ nên tiêu thụ ít nhất 200 mg Axit béo Omega-3 trong chế độ ăn uống hàng ngày khi mang thai và nuôi con nhỏ để hỗ trợ sự phát triển trí thông minh ở trẻ. Cá lại chính là nguồn tuyệt vời chứa axit béo omega- 3..

Không cần ăn những loại cá đắt tiền như cá thu, cá hồi, xin mách chị em một loại cá rất giàu omega 3 là cá cơm, một trong những loại cá rất quen thuộc ở nước ta. Chỉ 5 miếng cá cơm cung cấp hơn 400 mg axit béo omega 3 – một hàm lượng lý tưởng cho bà bầu và thai nhi. Ngoài omega 3, cá cơm còn chứa nhiều chất đạm, sodium, niacin, sắt, vitamin B12, canxi, và vô số các vi chất dinh dưỡng khác.

Mẹ bầu thích nói chuyện với con từ trong bụng

Có thể nhiều người cho rằng nói chuyện với con lúc này quả là ngớ ngẩn, nhưng thực ra khi thai nhi được 16 tuần trở đi, mỗi ngày bạn hãy nói chuyện hoặc nghe nhạc ngày 1-2 lần, mỗi lần 10 phút để kích thích thính giác của thai nhi và gắn kết tình cảm mẹ con . Bạn có thể đọc những câu chuyện cổ tích, bài thơ, tác phẩm văn học với ngôn ngữ đơn giản, gần gũi hoặc nghe nhạc cổ điển. Trước khi bắt đầu bạn hãy nói rằng “Chúng ta cùng nghe nhạc nhé con yêu“  kết hợp vuốt ve nhẹ nhàng và tưởng tượng các hình ảnh tốt đẹp liên quan đến thai nhi. Tuy thai nhi trong bụng chưa hiểu hết được ý nghĩa của những lời nói đó, nhưng bé sẽ quen với ngữ âm, ngữ điệu, từ đó kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ và trí tuệ ở trẻ sau này.

Mẹ bầu không gặp stress khi mang thai

Stress ảnh hưởng đến mẹ như thế nào?

Khi bạn bị stress, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì, thì bạn có nguy cơ bị sẩy thai, bị lưu thai cao hơn 3 - 4 lần. Còn nếu stress trong ba tháng cuối thì bạn có nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân hoặc thai chậm phát triển gấp 2 lần. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Stress làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình trạng bệnh lý như làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sản giật, sản giật, trầm cảm và làm nặng thêm những tình trạng bệnh lý đang có sẵn trong cơ thể mẹ. Stress trầm trọng và kéo dài có thể làm tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi trùng và làm tăng nguy cơ tử vong.

 

Và con có chịu ảnh hưởng khi mẹ bị stress không?

Kinh nghiệm dân gian cho rằng tinh thần của người mẹ sẽ quyết định đến tính cách của trẻ, nếu mẹ buồn, sau này con bạn sẽ có tính cách trầm, hướng nội. Còn y học hiện đại đã chứng minh rằng thai phụ có thể truyền tác hại của tress qua nhau thai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ, làm giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ về sau.

Vào tuần 12 – 22 của thai kì là giai đoạn bé mẫn cảm nhất với trạng thái stress của mẹ do đó nếu mẹ thường căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi và thói quen, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời.

Trong giai đoạn đầu cấu trúc não bộ của bé phát triển rất nhanh với tốc độ 250.000 tế bào thần kinh trong 1 phút. Đến tuần thứ 15 số lượng tế bào thần kinh của bé đã đạt gần tương đương với tế bào thần kinh của người trưởng thành. Vì vậy, hãy cố gắng vượt qua stress để có những đứa con khỏe mạnh, thông minh từ “trong trứng nước”.

Nguồn eva

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: