Lỗi 'kinh điển' khi cho trẻ uống sữa

Lỗi 'kinh điển' khi cho trẻ uống sữa

Friday, 18/12/2020

 

Có khá nhiều lỗi 'ngớ ngẩn' khi cho trẻ uống sữa mà các mẹ chưa biết.


Hoa, bạn thân của tôi, 10 lần hai đứa gặp nhau thì cả như 10 sẽ nhăn nhó kêu than chuyện cô con gái (7 tuổi) còi cọc, biếng ăn. Giá bảo, bạn tôi là mẹ đoảng, lơ là chuyện chăm con thì đã đành. Đằng này, nàng chăm con rất tận tình, chu đáo, thậm chí có phần thái quá khi chỉ cần thấy con hơi nhức đầu, sổ mũi đã te te như giẫm phải lửa. Đôi ba lần tôi khuyên nàng đừng lo lắng vì việc trẻ ốm, trẻ đau là ‘chuyện thường ngày ở huyện’. Lần nào nghe ‘chỉ giáo’, nàng cũng gật như máy khâu nhưng đâu lại vào đó và lý do nàng đưa ra lúc nào cũng là: “Con mình gầy, ốm tí đã thấy mặt chỉ còn 2 con mắt nên xót lắm!"

Ai bảo nàng loại sữa nào tăng cân tốt, nàng cũng ‘lùng’ mua về vỗ béo cho con bằng được. Nhưng đến nhà nàng chơi, chỉ cần quan sát cách nàng cho con uống sữa đã thấy lắm ‘sạn’.  Nào là cho con uống sữa trước bữa ăn; cho uống sữa pha nước ép hoa quả…

Nhân chuyện chăm con của bạn, tôi mạo muội liệt kê ra đây một số lỗi lớn các mẹ hay mắc phải khi cho trẻ uống sữa, để chị em cùng rút kinh nghiệm.

Lỗi 'kinh điển' khi cho trẻ uống sữa - 1
Không nên cho trẻ uống sữa pha với nước hoa quả (Ảnh minh họa).

1.    Pha sữa với nước ép hoa quả

Nếu mẹ nào có thói quen cho trẻ uống sữa pha nước hoa quả thì cần bỏ ngay và luôn. Sự thật, công thức 'sữa + nước ép hoa quả = tăng mùi vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng' là hoàn toàn sai.

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ rõ, nếu pha quá nhiều nước ép hoa quả vào sữa sẽ khiến chất cazein bị ngưng tủa, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm của trẻ. Thậm chí, có thể dẫn tới hiện tượng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

2.    Sữa + Socola = 'cặp đôi hoàn hảo'?

Socola và sữa không phải là ‘đôi lứa xứng đôi’ như các mẹ vẫn nghĩ. Trong sữa chứa hàm lượng protein và canxi rất phong phú, còn socola có axit oxalic. Nếu các thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo thành calcium oxalate không hòa tan. Đây là hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây tiêu chảy hoặc chậm phát triển.


Uống sữa quá nhanh và gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein được tiêu thụ như nhiệt, khi uống đi vào dạ dày sẽ hình thành một hiện tượng bão hòa, ảnh hưởng đến lượng thức ăn của bữa chính. Nếu uống sữa, nên uống cách bữa ăn 1- 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nên ăn một số thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì cùng với uống sữa.3.    Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn

4.    Uống sữa chua khi đói, trẻ thèm ăn?

Mẹ nghĩ rằng một ly sữa chua khi đói sẽ giúp trẻ lấp đầy chiếc bụng rỗng nhưng điều này hoàn toàn sai. Uống sữa chua khi đói khiến cơ thể trẻ không dung nạp được những dưỡng chất có trong sữa và làm cơn đói trở nên tồi tệ hơn.

Chính vì thế, không nên cho trẻ uống sữa chua với chiếc bụng rỗng mà thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ.

5.    Uống sữa lúc nửa đêm, trẻ cao hơn?

Trước khi cho trẻ đi ngủ, nhiều mẹ có thói quen pha cho con một cốc sữa và nịnh nọt trẻ uống bằng hết. Thực tế, đây là cách làm phản khoa học. Uống sữa trước lúc đi ngủ quá nhiều sẽ khiến cho bàng quang của trẻ gặp khó khăn, trẻ có thể sẽ bị đái dầm. Bên cạnh đó, thói quen cho con uống sữa lúc nửa đêm mà không cho trẻ vệ sinh răng miệng sẽ còn gây ra chứng sâu răng hay ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

*** Thông tin đã được bác sĩ dinh dưỡng kiểm định

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: