Mang thai ở độ tuổi 30: Chín chắn hơn nhưng khó có con hơn

Mang thai ở độ tuổi 30: Chín chắn hơn nhưng khó có con hơn

Friday, 18/12/2020
Khi ở tuổi 30, nhiều người mong chờ có con vì họ sợ một ngày nào đó, họ nhìn lại cuộc sống của mình, thấy nó chưa thực sự trọn vẹn và ngôi nhà họ đang ở sẽ thật buồn tẻ khi thiếu đi tiếng cười trẻ thơ.

Nhiều phụ nữ thường trì hoãn việc có con vì họ muốn tài chính, sự nghiệp, cuộc sống của họ thật vững vàng cũng như thỏa chí “vui chơi giải trí” của bản thân trước khi sẵn sàng chào đón thành viên mới!

Bạn cần hiểu rằng trong khi bạn ngày càng “trải đời” hơn trong cuộc sống, trứng của bạn cũng ngày càng trưởng thành và “già” đi. Tạo hóa đã tặng cho mỗi người phụ nữ khoảng nửa triệu quả trứng và khả năng hoạt động của các “nàng” trứng này sẽ giảm dần theo thời gian. Khả năng thụ thai của bạn nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ nhạy của trứng.

Vì vậy, ngay cả khi bạn có một thân hình rất chuẩn, sức khỏe rất tốt, không bị bệnh gì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung, bạn vẫn có thể phải mất ít nhất 3 – 6 tháng để có được cơ hội thụ thai. Từ 35 tuổi trở lên, khả năng sinh sản của bạn sẽ bị suy yếu một cách đáng kể và làm cho kế hoạch mang thai của bạn bị xáo trộn.

mang thai 1

Mang thai ở tuổi 30 có những nguy cơ và lợi ích nhất định

Tuy nhiên, một khi bạn có thai, bạn sẽ thấy rằng nếu bạn có một cơ thể săn chắc và khỏe mạnh, bạn có thể trải qua thai kỳ một cách nhẹ nhàng như những thai phụ trẻ hơn. Nên nhớ rằng, càng lớn tuổi, khả năng mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp … sẽ cao hơn, làm cho quá trình mang thai của bạn khó khăn hơn và khả năng mắc bệnh của bạn sẽ càng cao hơn nữa nếu lúc này bạn bị thừa cân.

Ngoài ra, ngay cả khi bạn có cân nặng chuẩn nhưng lại bắt đầu mang thai ở tuổi 35, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý thai kỳ như tiểu đường thai kỳ. Trong thực tế, 35 tuổi sẽ đánh dấu cho sự khởi đầu của một thai kỳ với rất nhiều nguy cơ. Khi thai phụ ở tuổi 35, tỷ lệ con sinh ra mắc hội chứng Down do thừa một nhiễm sắc thể tương đương với tỷ lệ sảy thai từ việc chọc ối xét nghiệm để chẩn đoán các khuyết tật trên nhiễm sắc thể.

Tuy nhiên, nguy cơ đó khoảng 1/295 trường hợp, con số này vẫn còn khá nhỏ và chỉ cao hơn so với nguy cơ ở độ tuổi 25. Hiện nay, bạn có thể chọn cách siêu âm để đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện các khiếm khuyết nhiễm sắc thể tiềm năng dựa vào độ rộng của nếp gấp da sau cổ của thai nhi. Cách này sẽ an toàn hơn phương pháp chọc rút nước ối.

Bên cạnh đó, thai phụ lớn tuổi có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao, nhau thai phát triển gần cổ tử cung và gây chảy máu. Nguy cơ này sẽ theo họ cho đến những lần mang thai sau đó và làm cho số lần sinh mổ cũng sẽ tăng lên.

Nguồn baby.marry

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: