-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mang thai tháng thứ 8
Friday, 18/12/2020
Tuần thứ 29
Tổng trọng lượng tăng lên của bạn cho tới lúc này có thể vào khoảng từ 8 – 11kg. Bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi và lập danh sách mua sắm những sản phẩm cần thiết cho em bé, chẳng hạn như tã, yếm và khăn lau em bé, thêm vào đó là một vài bộ quần áo cho trẻ sơ sinh.
Hệ miễn dịch của đã được hình thành. Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung DHA để giúp tế bào não và thần kinh bé phát triển. Vào tuần thứ 29, bé nặng hơn 1kg và dài khoảng gần 39cm. Cho đến khi ra đời, bé có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trọng lượng ấy.
Tuần thứ 30
Có một rắc rối trong thời kỳ này là thai nhi đã lớn và chèn ép bàng quang cho nên bạn có thể phải ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn trước. Chân bạn cũng bị phù, da vùng bụng có thể bị rạn nhiều khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn co thắt có thể xảy ra, kéo dài khoảng 30 giây. Tuy vậy bạn nên cẩn thận nếu những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, vì đó là dấu hiệu của việc sinh non.
Em bé bắt đầu thay đổi vị trí (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời. Bé sẽ hoạt động mạnh và đạp vào bụng bạn rất nhiều. Những khi bé đạp, nếu để ý, bố mẹ có thể thấy được hình dáng bàn chân của bé.Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên để ý cử động của bé, lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh.
Tuần thứ 31
Lên kế hoạch cho việc sinh nở: bạn sẽ chọn bệnh viện nào? Bác sĩ nào có chuyên môn và kinh nghiệm? Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ, đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ. Đồng thời giữ cho mình sự linh hoạt, tinh thấn thoải mái và cảm giác dễ chịu.
Khoảng 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1 lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé. Bé chuyển động, đạp liên tục để phản ứng với “căn phòng” đang ngày càng thu hẹp này. Bé cũng tăng cân khá nhanh trong những tháng cuối cùng này.
Tuần thứ 32
Bụng của bạn trở nên rất lớn, khiến bạn rất khó khăn khi hoạt động, thậm chí ngay cả khi ngồi hay nằm. Do thai nhi phát triển nhanh chèn ép lên nhiều cơ quan trên cơ thể, nhất là cơ hoành, nên bạn cũng sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở.
Nguồn afamily