Mồ hôi trộm: hiện tượng thai kỳ khiến mẹ bầu khó chịu

Mồ hôi trộm: hiện tượng thai kỳ khiến mẹ bầu khó chịu

Friday, 18/12/2020

Thời điểm và mức độ mồ hôi trộm ở bà bầu là khác nhau. Một số bà bầu thường xuyên bị đổ mồ hôi khi ngủ và lúc tỉnh dậy đã đầm đìa mồ hôi. Một số khác chỉ bị mồ hôi trộm trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, thời điểm có sự thay đổi lớn trong hàm lượng hormone. Vấn đề này sẽ được cải thiện khi sinh con xong. Một số khác, mồ hôi trộm vẫn tiếp tục trong nhiều tuần sau sinh cho tới khi hàm lượng hormone quay về mức bình thường.

Nguyên nhân

Hormone là nguyên nhân chính gây ra sự khó chịu này khi mang thai. Hàm lượng estrogen thấp khiến vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động kém. Kết quả là bà bầu bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Quá trình đổ nhiều mồ hôi tương tự khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Vấn đề lớn nhất với thai phụ bị mồ hôi trộm là ngủ không ngon. Bạn có thể bị tỉnh giấc giữa đêm trong bộ đồ ngủ ướt sũng mồ hôi. Nếu đổ quá nhiều mồ hôi, bạn nên ra khỏi giường, thay quần áo ngủ khác, hoặc thậm chí là thay ga trải giường. Điều này có vẻ hơi bất tiện nhưng tốt cho sức khỏe của bạn.


 

Mồ hôi trộm: hiện tượng thai kỳ khiến mẹ bầu khó chịu 1


Khắc phục mồ hôi trộm

Có khá nhiều cách bạn có thể làm để giảm mồ hôi trộm. Trong khi bạn không thể tránh hoàn toàn mồ hôi trộm thì bạn có thể giảm thiểu nó để có giấc ngủ ngon.

- Nếu phòng ngủ ấm áp quá thì sẽ làm bạn đồ mồ hôi nhiều khi ngủ. Do đó, hãy mở cửa sổ, dùng quạt hoặc điều hoạt nhiệt độ tùy vào nơi bạn sống.

- Nếu bạn mặc đồ ngủ và đắp chăn dày, bạn có thể ra quá nhiều mồ hôi. Nên chọn đồ ngủ mỏng để không bị nóng quá. Chọn đồ ngủ bằng chất liệu cotton sẽ giúp bạn mát mẻ. Đừng đắp chăn nặng, dày. Chăn nhẹ và bằng cotton sẽ giúp ổn định thân nhiệt cho bạn, giảm đồ mồ hôi. Một số thai phụ nhận ra tắm nước ấm trước giờ ngủ và mặc quần áo ngủ mỏng sẽ bớt tiết mồ hôi ban đêm.

- Bởi vì đổ mồ hôi có thể làm bạn mất nước, do đó nên chuẩn bị khăn cotton, cốc nước cạnh giường. Khi bạn tỉnh giấc, bạn có thể lấy khăn lau mồ hôi và uống chút nước để làm cơ thể mát trước khi ngủ lại.

- Nghỉ ngơi đủ là cách quan trọng để vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt. Nên đi ngủ sớm và đúng giờ. Phụ nữ mang thai cần giấc ngủ 8 tiếng mỗi đêm.

- Thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới chứng mồ hôi trộm. Ví dụ, một lối sống lười vận động, thiếu lành mạnh làm mồ hôi trộm nặng thêm. Ngược lại, tập luyện đều đặn và đúng cách giúp nâng cao sức khỏe, duy trì hoạt động ổn định của các hormone và từ đó, khiến vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động hiệu quả, hạn chế mồ hôi ban đêm.

- Một số đồ ăn nhất định như caffein, rượu và gia vị làm mồ hôi nhiều hơn. Phụ nữ mang thai nên tránh dùng đồ uống có cồn hoàn toàn nhưng cần tránh đồ uống có caffein và gia vị trước giờ ngủ để hạn chế mồ hôi khi ngủ.

- Đường là một yếu tố tiềm ẩn gây mồ hôi trộm. Đường làm tăng trao đổi chất nên khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi. Ăn đồ ngọt trước giờ ngủ sẽ làm bạn đồ nhiều mồ hôi hơn.

- Có một số thực phẩm làm tăng tiết mồ hôi thì ngược lại, một số khác làm giảm mồ hôi cho cơ thể. Đậu nành được chứng minh là thực phẩm giảm triệu chứng mãn kinh. Nó cũng là thực vật estrogen. Vì lý do này những phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh được khuyên dùng đậu nành để hạn chế mồ hôi trộm. Mẹ bầu cũng có thể áp dụng cách này để hạn chế phiền toái do mồ hôi trộm gây ra. 

Nguồn afamily

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: