Một vài cách giúp mẹ bầu cân bằng cảm xúc khi mang thai

Một vài cách giúp mẹ bầu cân bằng cảm xúc khi mang thai

Friday, 18/12/2020
Những điều hạnh phúc khi được làm mẹ
 
- Mang thai là khoảng thời gian tuyệt đẹp trong cuộc đời người phụ nữ vì bạn được cảm nhận bé đang lớn lên từng ngày trong cơ thể. Nhất là khi, bạn mong ngóng có bé từ lâu thì niềm hạnh phúc này càng nhân lên gấp bội.
 
- Khi mang thai, người phụ nữ cùng thường nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ ông xã và người thân nên bạn cũng luôn có cảm giác vui vẻ, thoải mái.
 
- Háo hức viết nhật ký hoặc tham gia các diễn đàn trên mạng về cách chăm sóc sức khỏe bà bầu.
 
- Mỉm cười hạnh phúc khi bạn nghĩ cách đặt một cái tên thật hay cho con.
 
- Chắc chắn bạn sẽ xúc động và không thể nào quên hình ảnh đầu tiên của bé qua máy siêu âm.
 
- Đôi khi, bạn nghĩ về em bé nhiều đến mức bỗng dưng quên đi vài phần việc phải hoàn thành.
 
- Bạn không còn lo sợ việc tăng cân, trái lại, bạn thường ăn nhiều hơn để bé luôn khỏe mạnh.
 
- Háo hức, tò mò chia sẻ những thông tin liên quan đến bà bầu và em bé với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...
 
- Bạn tìm hiểu và tự mình giải mã những giấc mơ thú vị trong thời kỳ “bầu bí”.
 
- Bạn hay tưởng tượng, mơ mộng về tương lai của bé: Vừa mong bé trở thành một ca sĩ tài năng, vừa mong bé sẽ thành nhà bác học đoạt giải Nobel.
 
- Tăng ham muốn “chuỵên ấy”: Một số phụ nữ trong thời gian mang bầu có ham muốn mãnh liệt hơn với chuyện vợ chồng. Bởi vì, các khu vực phát sinh khoái cảm trên cơ thể trở nên nhạy cảm hơn. Ví dụ, do sự thay đổi của hormone, vòng 1 sẽ trở nên to và gợi cảm hơn. Máu dồn về cơ quan sinh dục làm cho hưng phấn và khoái cảm ở khu vực này tăng lên. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều phụ nữ lần đầu tiên đạt được cực khoái khi mang thai.
 
Một vài cách giúp mẹ bầu cân bằng cảm xúc khi mang thai 1
 
Những cảm xúc tiêu cực khi mang thai
 
- Mệt mỏi: Quý I của thai kỳ là khoảng thời gian bạn dễ “khủng hoảng” nhất, đặc biệt với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Bạn có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn khi tiếp xúc với một số mùi vị hoặc thức ăn. Sự thay đổi này sẽ khiến bạn mệt mỏi.
 
Đến quý II và quý III của thai kỳ, mặc dù bạn đã quen dần với việc mang thai nhưng tâm trạng mệt mỏi sẽ xuất hiện, nhất là khi bạn phải làm việc quá sức.
 
- Lo sợ: Những vấn đề về sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của bé có thể khiến bạn mất ngủ. Phụ nữ lần đầu làm mẹ sợ cảm giác đau khi sinh nở. Nhóm bà mẹ đã từng sảy thai thì lo lần mang thai này sẽ có những biến cố.
 
Những vấn đề như sợ sinh con dị tật; xuất hiện biến chứng khi sinh nở; mối lo kinh tế… cũng khiến tâm trạng thai phụ trở nên xấu hơn.
 
- Stress kéo dài: Những căng thẳng tích tụ trong một khoảng thời gian sẽ gây nên tình trạng stress. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nếu bạn stress nhiều trong thời kỳ mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân đồng thời bé sẽ dễ mắc chứng hen suyễn và dị ứng về sau.
 
- Suy giảm ham muốn tình dục: Một số phụ nữ có xu hướng giảm ham muốn vợ chồng trong suốt quá trình mang thai. Hoặc lo lắng tư thế quan hệ của hai vợ chồng sẽ gây hại cho em bé trong bụng…
 
Một vài cách giúp mẹ bầu cân bằng cảm xúc khi mang thai 2
 
Hướng dẫn cân bằng cảm xúc
 
- Tạo không gian riêng cho hai mẹ con: Lên kế hoạch trang trí phòng riêng cho bé ngay từ bây giờ. Những lúc rỗi rãi, bạn có thể dọn dẹp, dán tranh, ảnh hoặc cắm một lọ hoa trong phòng của bé. Mở nhạc lên và hai mẹ con cùng đắm mình trong không gian thư giãn riêng.
 
- Viết nhật ký (blog): Tạo thói quen viết nhật ký ngay từ khi biết mình có thai là phương pháp giúp bạn cảm nhận rõ ràng nhất niềm hạnh phúc sắp được làm mẹ. Nhật ký cũng là nơi ghi dấu những khoảnh khắc không thể nào quên của bạn dành tặng bé.
 
Ghi lại những hình dung trong đầu bạn về hình hài và đặc điểm tính cách của bé tương lai. Niềm vui và sự chờ mong của bố mẹ với bé. Bạn cũng có thể khuyến khích để ông xã cùng tham gia vào hoạt động này.
 
- Đi dạo: Không khí ngoài trời trong lành, mát mẻ sẽ khiến tinh thần của bạn vui vẻ và luôn yêu đời. Tốt nhất, bạn nên đi dạo cùng chồng, chị em gái hoặc cùng mẹ ở những nơi nhiều cây xanh và yên tĩnh. Vừa dạo bộ vừa trò chuyện là cách bạn giảm thiểu stress hiệu quả đồng thời tăng cường oxy nuôi dưỡng bé.
 
- Tắm thư giãn: Một số loại dầu tắm có chiết xuất từ dưỡng chất thiên nhiên phù hợp với phụ nữ mang thai là oải hương; hoa hồng; các loại quả như cam, chanh… Nên nhớ nước tắm chỉ nên có độ ấm vừa phải (không quá lạnh hoặc quá nóng).
 
Cách thư giãn tuyệt vời là bạn vừa ngâm mình trong bồn tắm vừa nghe nhạc hoặc thủ thỉ tâm tình với bé. Nếu không, bạn cũng có thể gợi ý để chồng kỳ lưng giúp mình.
 
- Xem phim hài (hoặc đọc truyện cười): Chọn những bộ phim hài về hạnh phúc gia đình, có tình cảm trong sáng và kết thúc có hậu. Hoặc bạn cũng nên xem những CD hài hước, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cùng thực hiện hoạt động thư giãn này với các thành viên trong gia đình, tiếng cười vui sẽ đến với bạn một cách tự nhiên nhất.
 
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua một cuốn truyện hài hước và cùng đọc to cho chồng và bé nghe 5-10 phút trước giờ đi ngủ.
 
- Ăn sáng trên giường: Tựa lưng trên một chiếc gối êm ái và nhấm nháp chút đồ ăn do chính tay chồng bạn chuẩn bị. Nên gợi ý để anh ấy làm những điều lãng mạn nhất cho hai mẹ con. 
 
Nếu không, bạn cũng có thể kê một chiếc bàn nhỏ phía balcon, vừa ăn sáng cùng chồng vừa trò chuyện vui vẻ và hít thở không khí trong lành.
 
- Tập thể dục: Nên duy trì những động tác thể dục hoặc bộ môn Yoga được dành riêng cho bà bầu trong khoảng thời gian mang thai. Lợi ích của thể dục là tăng độ dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể bà mẹ, đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
 
- Đi shopping: Sắm sửa vật dụng, đồ chơi, quần áo… chuẩn bị cho bé chào đời cũng là hoạt động giúp bạn thư giãn. Nên rủ một người bạn gái hoặc mẹ đi cùng. Họ sẽ giúp bạn tư vấn hiệu quả những thứ cần sắm sửa cho bé.
 
- Không nên làm việc quá sức: Bạn khó mà duy trì tốc độ làm việc nhanh như lúc trước. Do đó, nếu công việc quá nặng, bạn nên yêu cầu sếp phân bổ hợp lý. Tránh tình trạng gắng sức làm việc, bạn sẽ bị mệt mỏi, stress hoặc xuất hiện những nguy cơ chuyển dạ sơm, sinh non.
 
- Những lúc căng thẳng, bạn nên tập thở đúng cách: Hít một hơi dài rồi thở ra thật chậm rãi. Cách này giúp bạn thư thái, lấy lại bình tĩnh đồng thời em bé trong bụng cũng được cung cấp nhiều oxy hơn.
 
- Làm đẹp: Không ai cấm bạn làm đẹp trong thời gian mang thai. Bạn chỉ nên lưu ý khi nhuộm tóc, sử dụng mỹ phẩm hoặc nước hoa để không gây hại cho bé.
 
- Quan tâm đến chồng: Bạn hoàn toàn có thể duy trì đời sống tình dục trong suốt thời gian mang thai. Chỉ nên tránh những tư thế quan hệ gây sức ép lên vùng bụng hoặc ngực của bạn. Nên hoãn "chuyện ấy" trong những tuần cuối thai kỳ hoặc bạn bị chảy máu âm đạo...
 
Nguồn afamily
Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: