Nên hay không nên xoa bụng bà bầu?

Nên hay không nên xoa bụng bà bầu?

Friday, 18/12/2020
Bạn sẽ rất dễ phát bực với hàng loạt câu hỏi cái gì, tại sao của nhóc tì, đặc biệt những lúc bạn có bao nhiêu việc phải làm còn trẻ cứ lẽo đẽo theo và hỏi đủ thứ. Chưa kể trong số đó có không ít câu hỏi chính bạn cũng “bí”. Thế nhưng bạn có biết khi bạn kiên nhẫn trả lời những câu hỏi này cũng là lúc bạn đang phát triển trí tuệ cho trẻ một cách tự nhiên nhất?

Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn trả lời chuỗi câu hỏi bất tận của bé một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi khác
Khi trẻ đặt câu hỏi “tại sao” cho bạn chính là cơ hội để bạn kích thích khả năng suy luận cũng như khả năng diễn đạt của trẻ. Thay vì cho con đáp án ngay lập tức, bạn có thể kích thích sự phát triển trí tuệ cho trẻ bằng cách hỏi ngược lại: “Theo con thì tại sao lại thế?”. Sẽ rất hiếm khi trẻ trả lời đúng nhưng điều quan trọng là bé đã cố gắng suy nghĩ. Còn nếu trẻ cứ khăng khăng: “Con không biết.”, bạn có thể gợi ý cho trẻ: “Vậy con cùng suy nghĩ với mẹ nhé.”

Chính xác nhưng đơn giản
Trẻ đang ở lứa tuổi khám phá thế giới nên sẽ thấy tò mò về tất tần tật mọi thứ xung quanh mình. Tuy nhiên khả năng tập trung và trí nhớ của bé vẫn còn khá kém, do đó bạn chỉ nên trả lời câu hỏi của bé một cách ngắn gọn nhất có thể. Ví dụ khi trẻ chỉ vào nồi nước sôi và hỏi “Sao nước trong nồi có bong bóng vậy mẹ?”, bạn có thể trả lời: “Nước đang sôi đó con.” Đồng thời bạn còn có thể dạy cho trẻ rằng “Nước sôi rất nóng nên con thấy nước sôi thì đừng chạm tay vào nhé.”

phat trien tri tue cho tre 1

Đặt và trả lời câu hỏi là quá trình giúp phát triển trí tuệ cho trẻ

Tìm sự trợ giúp
Nếu bé con của bạn là một đứa trẻ thích đi đến cùng những câu hỏi và thường khiến bạn rơi vào thế “bí”, sẽ tốt hơn nếu bạn nhờ người khác giúp đỡ. Đó có thể là ba của bé, ông bà của bé hoặc có khi là người hàng xóm nhà bạn. Còn nếu trẻ đã biết đọc, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ “kho kiến thức của nhân loại”, đó chính là sách. Cách này không chỉ giúp bé mở mang kiến thức mà còn có thể rèn cho bé thói quen đọc sách từ nhỏ. Dĩ nhiên các trẻ nhỏ sẽ cần sự trợ giúp của bạn trong việc đọc và hiểu những cuốn sách nhưng điều đó đơn giản hơn so với việc tự bạn tìm câu trả lời cho vô số câu hỏi của trẻ.

Trong trường hợp bạn không biết câu trả lời, chỉ cần mạnh dạn thừa nhận với trẻ. Bạn không cần phải là bà-mẹ-biết-tuốt. Thay vào đó, bạn có thể lôi kéo trẻ vào việc cùng tìm đáp án với bạn bằng cách tra cứu trên mạng hoặc trong tủ sách gia đình,… Trẻ sẽ học được từ bạn rằng không ai biết được tất cả mọi điều mà quan trọng hơn cả là việc tích cực tìm hiểu và học hỏi.

Cuối cùng, nếu trẻ đặt câu hỏi vào đúng thời điểm bạn đang bận rộn, mệt mỏi hay cáu gắt, tốt nhất là bạn nên đánh lạc hướng trẻ sang một việc khác hoặc đơn giản là cho trẻ biết bạn sẽ sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của trẻ sau giờ cơm tối khi mẹ có thời gian cho bé chẳng hạn. Đừng quát nạt hoặc cố gắng ngừng bé lại bằng những câu trả lời như: “Thì nó là thế chứ tại sao nữa.” hoặc: “Con thôi hỏi linh tinh đi.” sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương và cho rằng ba mẹ không quan tâm đến mình. Nhiều ông bố bà mẹ không biết rằng sự phủ nhận của họ trước những câu hỏi của trẻ có thể vô tình làm mất đi sự tự tin, mạnh dạn của trẻ trong quá trình học tập tại trường lớp sau này.

Nguồn baby.marry

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: