Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi

Friday, 18/12/2020

Bé có thể làm gì ở mốc 3 tuổi?

Xã hội/Cảm xúc

- Bắt chước người lớn và bạn bè.
- Thể hiện tình cảm với các bạn một cách chủ động không cần người lớn gợi ý.
- Biết phân lượt khi chơi cùng nhau.
- Thể hiện sự quan tâm khi thấy bé khác khóc.


 

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi 1
Bé biết an ủi khi bạn buồn hoặc khóc. (Ảnh minh họa)

 

- Biết tự mặc và cởi quần áo.
- Hiểu nghĩa của những từ  ''của con'', ''của bạn''.
- Thể hiện cảm xúc phong phú.
- Tách biệt dễ dàng khỏi bố hoặc mẹ.
- Có thể bé sẽ buồn nếu thói quen hoặc những gì quen thuộc bị thay đổi.

Ngôn ngữ/ Giao tiếp

- Thực hiện được chỉ dẫn 2 hoặc 3 hành động.
- Gọi được tên của hầu hết các thứ quen thuộc.
- Hiểu những từ như "bên trong'', “bên ngoài”, '' bên trên'', '' bên dưới''.
- Nói được tên, tuổi, giới tính của bé.
- Nói được tên của 1 người bạn.

 

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi 2
Bé biết nói được tên của ít nhất một người bạn. 

 

- Nói sõi đủ để một người lạ hiểu được nội dung bé đang nói gì.
- Nói được những từ như  "con'', ''chúng mình'', ''bạn'' và một số từ ghép.
- Nói được những đoạn hội thoại từ 2 đến 3 câu.

Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

- Chơi đồ chơi có nút, tay gạt, và những đồ chơi tháo lắp.
- Biết chơi trò giả vờ với búp bê, thú đồ chơi, và với người khác.
- Chơi trò ghép hình với 3 hoặc 4 miếng ghép.
- Hiểu ''hai'' nghĩa là gì.
- Bắt chước vẽ lại được vòng tròn bằng bút chì hoặc sáp màu.

 

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi 3
Bé biết vẽ hình tròn. (Ảnh minh họa)

 

- Lật sách từng trang một.
- Xây hình tháp từ 6 khối hình trở lên.
- Đóng mở nắp hộp, hoặc kéo nắm đấm cửa đóng mở.

Vận động/ Phát triển thể chất

- Leo trèo thành thạo.
- Chạy tốt.
- Đạp được xe (ba bánh).
- Lên xuống cầu thang, mỗi chân trên một bậc.

 

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi 4
Bé biết lên xuống cầu thang, mỗi chân trên một bậc. (Ảnh minh họa)


Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Cho bé chơi với 1 nhóm bạn, cổ vũ bé hòa đồng với các bạn.

- Giúp bé giải quyết những vấn đề làm bé buồn.

- Nói về tâm trạng của bé. Ví dụ, bạn nói "Mẹ biết con buồn vì mẹ thấy con ném đồ chơi". Khuyến khích bé phân biệt các trạng thái cảm xúc bằng cách cho bé xem hình ảnh.

- Định ra các quy tắc, giới hạn cho bé, và luôn thực hiện chặt chẽ những điều đó.  Nếu bé làm sai quy tắc, hãy phạt bé một mình trong phòng từ 30 giây đến 1 phút. Khen ngợi bé khi bé thực hiện đúng nguyên tắc.

- Đưa ra cho bé những chỉ dẫn gồm 2 hoặc 3 bước. Ví dụ "Hãy đi vào phòng, cởi áo và giầy của con ra".

- Đọc sách cho bé mỗi ngày. Đề nghị bé chỉ các con vật, hình ảnh trong sách và nhắc lại những từ bạn nói.

- Cho bé giấy, bút màu, và sách ảnh. Tô màu, vẽ đường thẳng và hình khối cùng với bé.

 

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi 5

Mẹ nên đọc sách cho bé nghe và chơi cùng con mỗi ngày.


- Đề nghị bé tìm các vật giống nhau trong sách hoặc quanh nhà.

- Chơi trò đếm vật. Đếm các bộ phận cơ thể, bậc cầu thang và những thứ khác mà bé thấy hàng ngày.

- Nắm tay bé cùng đi lên và xuống cầu thang. Khi bé có thể lên xuống dễ dàng, khuyến khích bé tự đi hoặc dùng lan can vịn nếu cần.

- Đưa bé chơi ngoài công viên. Để bé chơi thoải mái.

 

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 3 tuổi 6


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:

- Ngã liên tục khỏi cầu thang hoặc gặp khó khăn khi leo cầu thang.
- Nói không rõ ràng.
- Không hiểu những chỉ dẫn đơn giản.
- Không nói được cả câu.
- Không tiếp xúc bằng mắt.
- Không bắt chước hoặc chơi các trò chơi giả vờ.
- Không muốn chơi với trẻ khác hoặc chơi đồ chơi.
- Đánh mất những kỹ năng từng có.

Nguồn afamily

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: