Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 13)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 13)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 13

1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?

Bạn chưa cần mặc đồ bầu, nhưng không nên mặc những bộ đồ sát người, hãy thay bằng những bộ đồ rộng rãi hơn. Bụng, ngực, hông và mông bạn sẽ to ra thấy rõ. Bạn bắt đầu thấy bớt mệt mỏi vào buổi sáng, nhưng có thể bị ợ nóng thường xuyên. Bạn có thể thấy sự thay đổi rõ ràng của ngực. Ngực trở nên lớn và có các u nhỏ do tuyến sữa phát triển để chuẩn bị sản xuất sữa. Bạn có thể thấy những ống dẫn nổi rõ ở dưới da. Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu, sữa non bắt đầu hình thành; đây là giai đoạn đầu của việc tạo sữa và sữa có thể chảy ra ngoài từ núm vú khi bạn xoa bóp.

2. Bé to chừng nào?

Ở tuần thứ 13 của thai kì, con bạn dài khoảng 9 cm (3.5 iches) và nặng khoảng 35,4 g (1.25 ounces).

/data/news/fullsize/2009/06/26/243154291_363274731.jpg


3. Bé thay đổi thế nào?
 

Cho tới thời điểm này, đầu con bạn là phần lớn nhất của cơ thể bé, nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi. Đầu con của bạn chỉ bằng 1/3 tổng cơ thể của chúng. Vân tay bắt đầu được định vị trên đầu ngón tay của bé. Hệ thận, tiết niệu hình thành hoàn toàn cho phép bé thải ra lượng dịch ối được nuốt vào. Da bé được phủ một lớp lông mềm, min gọi là lông tơ.


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Khi phụ nữ mang thai bước vào tháng thứ 4 thai kỳ, họ thường quan tâm nhiều đến hoạt động tình dục. Nhiều cặp vợ chồng thường tự hỏi tình dục trong lúc mang thai có an toàn không. Nhiều người không biết rằng bé được bảo vệ bởi dịch ối trong tử cung, bởi thành bụng của bạn, và bởi chất nhầy che kín cổ tử cung của bạn và giúp chống lại sự nhiễm trùng. Do đó bạn vẫn có thể quan hệ trong thời gian này.
Hoạt động tình dục nên tránh nếu:
- Bạn đã từng sinh non
- Bạn đã từng sẩy thai
- Bạn bị vở ối
- Bạn bị xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
- Bạn bị nhau tiền đạo hay nhau thấp
- Bạn bị hở cổ tử cung
- Bạn hay chồng bạn mắc bệnh truyền nhiễm.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Gần 90% phụ nữ mang thai xuất hiện những vết rạn da. Những vết rạn da này xuất hiện như vệt hồng hay vệt đỏ chạy dọc ngực hay bụng của bạn. Tăng cân với tốc độ từ từ có thể làm giảm những vết rạn da và cũng tốt hơn cho bạn và đứa con trong bụng của bạn. Tập thể dục và bôi dung dịch có chứa vitamin E và axit alpha hydroxy giúp ngăn chặn những vết rạn da. Nếu bạn vẫn bị rạn da, bạn cũng đừng quá lo lắng vì những vết rạn da này sẽ mờ dần sau khi sinh. Phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng những chất diều trị cho những vết rạn da vì vài loại thuốc có thể hấp thu qua da và vào trong máu người mẹ ,điều này có nghỉa là chúng sẽ vào máu thai nhi.

6. Dành cho ba của bé

Đừng nổi nóng với vợ. Điều này nghe có vẻ đơn giản và dễ dàng, nhưng nhiều phụ nữ thường lo lắng vì sự nổi nóng của chồng mình. Nếu chồng bạn không có tính khí như vậy, bạn hãy cho anh ấy điểm cộng.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: