Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 16)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 16)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 16

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Tử cung của bạn tiếp tục phát triển và có khối lượng khoảng 240 g (8.5 ounces). Đồng thời, nhau thai cũng phát triển. Cơ thể bạn sinh ra một lượng lớn dịch màng ối để bảo vệ bé trong suốt quá trình mang thai. Tại thời điểm này, cơ thể bạn có khoảng 210 g (7.5 ounces) dịch màng ối quanh bé.

Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất thêm hơn 50% máu, do đó lượng máu lưu thông trong cơ thể nhiều hơn. Do tuần hoàn máu tăng lên nên mặt của bạn trông tươi hơn. Đồng thời, cơ thể cũng sinh ra các hormone làm cho tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, làm da mặt bạn căng bóng. Máu lưu thông đều và các hormone là những yếu tố tạo nên “sự hồng hào, khỏe mạnh” của phụ nữ khi mang thai.

Bạn phải làm gì để có được làn da hồng hào khỏe mạnh khi mang thai? Nếu da mặt quá nhờn, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt chống nhờn để làm sạch da mặt. Còn một cách khác nữa là bạn không làm gì cả mà chỉ cần cười thôi!

2. Bé to chừng nào?

Vào cuối tuần thứ 16, con bạn dài khoảng 15 cm (6 inches) và nặng khoảng 70 gam (2.5 ounces).

3. Bé thay đổi thế nào?

Con bạn chuẩn bị cho sự phát triển trong vài tuần kế tiếp. Đầu bé cứng hơn những tuần trước đó. Tai và mắt bé được đặt ở vị trí đúng. Điều này giúp bé có hình dáng trông “bình thường” hơn. Ngoài ra, các bộ phận phức tạp hơn cũng dần hình thành chức năng như: hệ tuần hoàn và cơ quan đường tiết niệu. Vào giai đoạn này, tim bé bơm khoảng 28 lít máu một ngày. Tuy nhiên, vào tuần thứ 40, lượng máu này sẽ tăng lên 2,166 lít một ngày!

 

/data/news/fullsize/2009/06/26/190042895_15366519.jpg


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Chỉ sau vài tuần nữa thôi, bạn sẽ khám sức khỏe trước khi sinh đấy! Trong những lần khám này, bác sĩ sẽ khuyên bạn cần thực hiện những cuộc kiểm tra như:
• Siêu âm.
• Chất đạm Alpha–Feta (AFP).
• Cuộc kiểm tra ba phần.
• Chọc ối.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những vấn đề như sau:
• Những triệu chứng của dây chằng.
• Những cơn co thắt dạ con trước khi sinh.
• Chọn một bác sĩ nhi khoa.
• Giai đoạn trước khi sinh.
• Giai đoạn sinh con.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Vào khoảng giữa tuần 16 và 20, bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được cử động của bé sau 20 tuần. Những cử động đầu tiên của bé thường được mô tả như những dao động hay những bọt khí. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn có thể cảm nhận được và cũng có thể không cảm nhận được những cử động của con mình. Số lần cử động và thời điểm bé cử động có thể khác ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy, nó không giúp các bà mẹ đánh giá được tình trạng mang thai hiện tại so với những lần mang thai trước đây.

Các bà mẹ nên nằm ngủ một bên. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa khi đang mang thai tuần 16. Đây là lý do vì sao ở giai đoạn này, các bà mẹ cần sử dụng gối để hỗ trợ cơ thể khi ngủ. Việc này giúp các bà mẹ giữ được tư thế nằm một bên suốt đêm.

6. Dành cho ba của bé

Đôi khi, các bà mẹ sẽ cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé trong vài tuần tiếp theo. Điều này càng làm tình mẫu tử thêm khắng khít. Chính lúc này, các ông bố thường cảm thấy mình bị bỏ rơi. Các ông bố cũng có thể cảm nhận được những cử động của bé và trao dồi tình cảm của mình dành cho bé nhiều hơn bằng cách trò chuyện hàng ngày với bé. Nếu không biết phải nói gì, các ông bố có thể đọc hoặc hát cho bé nghe.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: