Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 18)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 18)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 18

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Hình dáng bạn tiếp tục thay đổi và hầu hết mọi người xung quanh đều nhận ra bạn đang mang thai, đặc biệt là khi bạn đã mặc áo bầu. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều sự thay đổi mà không ai có thể thấy được. Hệ tim mạch của bạn cũng bị tác động bởi bào thai và có thể bạn sẽ bị giảm huyết áp. Đó là lý do vì sao khi bạn đang ngồi, hoặc nằm, phải thật cẩn thận và chậm rãi khi đứng lên. Điều này giúp bạn giảm được triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.

2. Bé to chừng nào?

Vào giai đoạn này, con bạn dài khoảng 18 cm (7 inches) và nặng 155 gam (5.5 ounces)

/data/news/fullsize/2009/06/26/914057308_327439753.jpg


3. Bé thay đổi thế nào?

Một lớp bảo vệ được gọi là myelin, bắt đầu hình thành quanh dây thần kinh của bé. Lớp bảo vệ này sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi bé được một tuổi. Nếu là bé gái, ống dẫn trứng và tử cung của bé sẽ hình thành. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé có thể được nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên, có nhiều bé trở nên cáu quấy khi siêu âm nên bộ phận sinh dục của chúng không thể nhìn thấy được.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nhiều người phụ nữ mang thai, luôn mong chờ đến lần kiểm tra thứ ba trước khi sinh. Lần này bao gồm nhiều cuộc kiểm tra khác nhau. Bạn sẽ được tư vấn xem nên siêu âm thường hay siêu âm mức độ II. Siêu âm mức độ II giúp nhìn thấy sự phát triển cơ thể của bé. Nó cho phép các bác sĩ nhìn thấy các bộ phận một cách chi tiết hơn như các khoang tim. Ngoại trừ kỹ thuật tiên tiến hơn, nó cũng tương tự như siêu âm mức độ I.

Đồng thời, bạn có thể kiểm tra chất đạm Alpha–Feta (AFP) hay thử nghiệm sàng lọc chất đạm Alpha–Feta huyết tương của mẹ (MSAFP). MSAFP là một cuộc kiểm nghiệm sàng lọc nhằm kiểm tra mức AFP trong máu của người mẹ trong quá trình mang thai. Đây không phải là kiểm tra chẩn đoán. Nó là một phần của cuộc kiểm tra ba phần nhằm đánh giá xem liệu cuộc kiểm tra chẩn đoán có cần thiết hay không.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Có khá nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu nếu không được ngủ trưa. Nếu bạn là nội trợ, bạn có thể tranh thủ ngủ trưa khi những đứa con khác ngủ. Nếu con bạn đã lớn và không chịu ngủ trưa thì bạn có thể sắp xếp thời gian và dành vài phút để nghỉ ngơi. Nếu đang làm việc, bạn có thể xoa bụng vài phút khi nghỉ trưa. Nếu có văn phòng riêng, bạn có thể đóng cửa trong 15 phút để nghỉ trưa. Ngoài ra, có khá nhiều người vào phòng họp để ngủ trưa. Chỉ cần hẹn giờ đồng hồ, bạn sẽ không thể nào ngủ cả buổi trưa đâu!

6. Dành cho ba của bé

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy căng thẳng về việc nuôi dưỡng đứa bé trong bụng mình. Nếu phải đi làm hay chăm sóc cho con cái, cô ấy cần phải nghỉ ngơi 30 phút mỗi ngày. Các ông bố có thể giúp vợ chăm sóc con cái, hay tự mình làm bữa trưa để vợ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngoài ra, các bà vợ có thể dùng khoảng thời gian này để suy nghĩ, ngủ, tắm hay tập thể dục. Việc này sẽ làm họ cảm thấy thoải mái hơn.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: