Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 19)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 19)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 19

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Phụ nữ mang thai thường đau dây chằng trong suốt thời gian từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6. Họ bắt đầu phàn nàn rằng mình bị đau vùng bụng hay vùng hông hoặc đau cả hai vùng. Nhiều người còn nói rằng cơn đau này còn mở rộng sang cả vùng bẹn. Cơn đau dây chằng được xem là cơn đau bình thường trong quá trình mang thai khi cơ thể bạn có nhiều thay đổi.

2. Bé to chừng nào?

Vào tuần thứ 19, bé phát triển nhanh. Tuy nhiên, lúc này, con bạn chỉ dài 19cm (7.5 inches) và nặng 200 gam (7 ounces). Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bé vẫn còn tiếp tục phát triển.

 

/data/news/fullsize/2009/06/25/860142833_234815690.jpg


3. Bé thay đổi thế nào?

Bé vẫn phát triển nhưng tập trung vào một số cơ quan đặc biệt, ví dụ như thận. Lúc này, thận đã dần hình thành chức năng lọc nước tiểu và đầu của trẻ bắt đầu mọc tóc. Đặc biệt, phần não của trẻ bắt đầu nhận thức được mọi việc. Nếu thai nhi là một bé gái thì buồng trứng của bé đã có sẵn 6 triệu trứng.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bệnh hay gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn nên dùng thảo mộc để điều trị. Hiện tại, bạn đang mang thai và nên cẩn thận với các loại điều trị. Chúng tôi khuyên bạn không nên dùng thảo mộc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đôi khi, bạn nghĩ rằng có nhiều loại thảo mộc hoàn toàn vô hại nhưng trên thực tế, nó có thể làm bạn bị sẩy thai. Vì thế, cách an toàn nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thảo mộc nào.
Chúng tôi đã thực hiện vài cuộc nghiên cứu trên các loại thảo mộc và nhận ra có một số loại có thể dùng được và có một số không dùng được. Vì thế, trước khi sử dụng thảo mộc, các bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nữ thường nói rằng, khi mang thai, họ thường bị hoa mắt, chóng mặt. Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt thời gian mang thai do huyết áp giảm. Khi bạn nằm xuống, tử cung sẽ đè nặng xuống động mạch và tĩnh mạch chủ. Áp lực đè nặng xuống các mạch máu lớn tạo nên triệu chứng tụt huyết áp khi nằm ngửa. Triệu chứng này có thể được khắc phục bằng cách không nằm ngửa mà nằm nghiêng một bên. Ngoài ra, triệu chứng giảm huyết áp cũng xuất hiện khi bạn đang ngồi hay quỳ gối rồi đột ngột đứng lên ngay. Chính trọng lực làm cho huyết áp của bạn giảm nhanh chóng và bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể tránh được triệu chứng này bằng cách đứng lên từ từ.

6. Dành cho ba của bé

Hãy cùng làm việc với vợ dù đó là công việc mình không thích. Ngoài ra, các ông chồng cần phải sẵn lòng làm việc và không phàn nàn. Chỉ cần một ít nỗ lực thôi, bạn sẽ giúp đỡ được vợ rất nhiều.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: