Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 20)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 20)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 20

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Tại thời điểm này, đỉnh tử cung lên cao ngang bằng với rốn của bạn. Cân nặng của bạn đã tăng thêm khoảng 3.6 – 4.5 kg (8 đến 10 pounds). Trong suốt quá trình mang thai, trung bình mỗi tuần, cân nặng của bạn tăng thêm khoảng 220g (0.5 pound).

Trọng lượng cơ thể của bạn tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể trước khi mang thai. Bác sĩ hay hộ sinh sẽ cho bạn biết được cân nặng của bạn nên tăng như thế nào và đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

2. Bé to chừng nào?

Đến giai đoạn này, độ dài (hay còn gọi là chiều cao) của bé được tính từ đầu cho đến chân. Con bạn có thể dài khoảng 20cm (8 inches) và nặng 255g (9 ounces).

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé được bao phủ bởi một lớp chất trắng gọi là bã nhờn thai nhi. Chất này bảo vệ da bé không bị kích thích khi ngâm trong dịch ối. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong quá trình sinh bé. Bé bắt đầu có phân, đó là một chất xanh sậm hay có màu đen, đặc, sẽ xuất hiện trên tã của bé khi vừa sinh ra. Có vài bé thải phân khi còn trong tử cung của mẹ hay thải phân ngay trong khi bé được sinh. Phân bao gồm tế bào chết, dịch ối được nuốt vào và thải ra.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Đây là thời điểm bạn bắt đầu nghĩ đến việc sinh bé. Sinh con là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất, làm thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn sẽ muốn dành thời gian suy nghĩ về những hi vọng và mong ước trong ngày đặc biệt ấy.

Hãy bắt đầu viết nhật ký về những suy nghĩ và kế hoạch sinh con của mình. Nhật ký này sẽ giúp bạn quyết định làm những việc gì trước và có định hướng rõ ràng. Lập một kế hoạch sinh con có thể giúp bạn biết rõ bạn yêu cầu gì từ những người hỗ trợ bạn trong quá trình sinh.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn cần nhớ rằng điều quan trọng là bản thân bạn phải ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất sắt. Ăn càng nhiều thức ăn có chứa chất sắt càng tốt, vì nó sinh ra nhiều hồng cầu cho bé. Đồng thời, chất sắt còn giúp bé chống lại bệnh thiếu máu, thiếu cân hay sinh non. Khi mang thai, bạn cần phải được cung cấp từ 27 đến 30mg chất sắt hàng ngày. Ngoài ra, chất sắt cũng rất quan trọng với mẹ để cung cấp máu cho thai nhi.
Những món ăn có chứa nhiều chất sắt là:
• Thịt nạc có màu đỏ.
• Thịt heo.
• Đậu sấy khô.
• Cải bó xôi.
• Trái cây sấy khô.
• Lúa mì.
• Bột yến mạch.
• Ngũ cốc có chứa chất sắt.

6. Dành cho ba của bé

Có thể bạn và vợ bạn đã sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng trang trí phòng cho bé. Dù có biết giới tính của bé hay không thì đây chính là thời điểm thích hợp để các ông bố bắt đầu chuẩn bị. Làm thế nào bạn có thể giúp vợ mình đây?
• Hãy sơn phòng cho bé.
• Đặt giường cũi/ xe đẩy gần nhau.
• Mua sắm vài vật dụng riêng cho bé.
• Lau sạch tủ hay những nơi dùng để cất đồ cho bé, làm cho các bà mẹ không cảm thấy đồ đạc lung tung.
Điều quan trọng là các ông bố cần phải giúp vợ mình bất cứ khi nào có thể.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: