-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 30)
Friday, 18/12/2020
Mang thai tuần thứ 30
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Bạn có thể bắt đầu nhận thấy là bạn trở nên dễ mệt mỏi trong thời gian này của thai kỳ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn khó ngủ vào ban đêm. Một số phụ nữ có thể phải thử nhiều tư thế ngủ khác nhau giúp ngủ dễ dàng hơn một chút. Nếu bạn bị chứng mất ngủ và đang trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho lời khuyên.
Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, bạn có thể cảm thấy có những thay đổi về tâm trạng. Một số phụ nữ có thể đã cảm thấy điều này trong giai đoạn sớm hơn của thai kỳ. Cơ thể bạn đang sản sinh ra một số các hormon khác nhau khiến cho các khớp lỏng hơn. Điều này có thể dẫn đến việc bàn chân bạn trở nên to hơn. Một số phụ nữ nói rằng chân họ to lên một cỡ giày trong thai kỳ. Điều này thường là sự thay đổi lâu dài.
2. Bé to chừng nào?
Bé đã dài khoảng 37,5cm (14.75 inches) và cân nặng khoảng 1,5kg (3 pounds).
3. Bé thay đổi thế nào?
Khi bé tiếp tục phát triển, bé chiếm một phần lớn hơn trong tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy rằng cơ thể mình không thể chứa một sinh vật lớn như vậy, nhưng nhờ tử cung co giãn đến dưới khung xương sườn, nên nó có thể chứa được đứa bé.
Mắt bé đang trở nên hoàn thiện hơn, và giờ thì bé có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Bé ở 30 tuần tuổi thậm chí có thể dõi theo ánh sáng bằng mắt. Khi bé chào đời, bé sẽ nhắm mắt trong phần lớn thời gian. Điều này là hoàn toàn tự nhiên. Trẻ sơ sinh chỉ có khả năng tập trung vào những vật cách mặt chúng vài cm. Trong khi tầm nhìn của người lớn “bình thường” là 20/20 thì tầm nhìn của sơ sinh chỉ là 20/400.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Bạn có khoảng 10 tuần còn lại trong thời kỳ mang thai. Giờ là lúc để bạn bắt đầu nghĩ về các chọn lựa giảm đau khác nhau khi sinh. Bạn không chỉ nên trao đổi với bác sĩ về các chọn lựa mà cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật khác nhau để có thể đưa ra một quyết định tốt nhất.
Dưới đây là vài phương pháp để bạn lựa chọn:
• Sinh nở tự nhiên - bao gồm Kỹ thuật Alexander, Phương pháp Bradley, thôi miên, sinh con không dùng thuốc (Lamaze) và sinh trong nước.
• Gây tê cục bộ - gồm âm hộ, xương sống và màng cứng.
• Gây tê tổng quát - không được dùng thường xuyên trong sinh con vì mất hoàn toàn cảm giác và ý thức.
• Thuốc mê - thường được dùng khi đau đẻ cho phụ nữ tìm hình thức giảm đau nhẹ nhàng hơn. Mục đích của gây mê là giảm lo lắng và giúp phụ nữ đối phó với các cơn co thắt.
• Hít thở theo chỉ dẫn – là các dạng hít thở theo nhịp và độ sâu nhất định cho phép phụ nữ bình tĩnh và thư giãn.
• Các kỹ thuật thư giãn dành cho đau đẻ - được sử dụng bổ sung thêm cho các biện pháp trên để kết hợp chặt chẽ các giác quan.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Trong giai đoạn này của thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ cho biết số lần đau lưng tăng lên. Điều này phần nhiều liên quan đến việc tăng cân và sự phát triển của bé. Nếu bạn cảm thấy đau lưng, bạn có thể xem xét tư thế của mình. Tư thế đúng có thể làm giảm bớt đau lưng. Cần cố gắng chút ít để thay đổi thói quen này, nhưng nỗ lực này sẽ có ích khi chứng đau lưng biến mất.
6. Dành cho ba của bé
Vợ bạn đã có thể cảm nhận cử động của bé trong một thời gian rồi. Đến tuần 30 bạn cũng có thể cảm thấy những cử động này. Hãy dành chút thời gian cho bạn và vợ ngồi cùng nhau, đặt tay bạn trên bụng cô ấy để cảm thấy bé cựa quậy. Chia sẻ những cử động này cùng nhau, sẽ không chỉ giúp bạn trong quá trình tạo mối liên hệ với bé mà còn giúp bạn dành thời gian đặc biệt với mẹ bé nữa.
Sưu Tầm