Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 32)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 32)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 32

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung của bạn lúc này có thể chừng 12,5cm (5 inch) bên trên rốn. Vì đầu tử cung của bạn quá cao nên bạn có thể bắt đầu khó thở hay cảm thấy không thở được. Điều này là do sức ép tử cung đang tăng trưởng của bạn đè lên màng ngăn. Sức ép này cũng làm tăng chứng ợ nóng. Bạn có thể tăng khoảng 0,5kg (một pound) một tuần. Lượng máu đã tăng từ 40% đến 50% trong 32 tuần vừa qua. Điều này cho phép cơ thể bạn cung cấp máu cho cả bạn và bé. Lượng máu tăng lên này cũng quan trọng vì nó bù đắp cho lượng máu bạn sẽ mất khi sinh.

2. Bé to chừng nào?

Bé dài khoảng từ 38 đến 43cm (15 đến 17 inch) và cân nặng từ 2kg đến 2,25kg (4 đến 4 ½ pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé đang tiếp tục lớn. Móng tay và móng chân bé đã hình thành. Phổi tiếp tục hoàn thiện nhưng sẽ không đạt được sự trưởng thành đầy đủ trong vài tuần nữa. Bộ xương của bé đã hình thành hoàn toàn, nhưng xương bé rất mềm và dẻo.

 

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/05/14/thai-32-tuan-tuoi.jpg


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bạn đã có một thai kỳ bình thường, bạn có thể gặp bác sĩ hàng tháng. Tuy nhiên vào thời gian này, bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn bắt đầu đến khám hai tuần một lần. Điều này sẽ tiếp tục trong bốn tuần tới, và rồi bạn sẽ bắt đầu đến mỗi tuần một lần.

Bạn đã quyết định xem bạn có nên lưu lại máu cuống rốn của bé chưa? Bạn có thể thậm chí chưa biết ngân hàng cuống rốn là gì. Máu cuống rốn là máu còn lại trong cuống rốn và nhau sau khi sinh thường bị bỏ đi. Các tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh tương tự như những bệnh mà tủy xương có thể chữa được; tuy nhiên, máu cuống rốn ít bị đào thải hơn. Điều quan trọng là có một hồ sơ bệnh và đánh giá rủi ro để xem có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Tuần qua chúng ta đã bắt đầu nói về các cơn co thắt Braxton Hicks. Nếu bạn bị những cơn co thắt sớm này, sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm nhẹ chúng:

• Thay đổi tư thế; nằm xuống nếu bạn đã đứng, hay đi bộ nếu bạn đã ngồi hay nằm
• Tắm nước nóng khoảng 30 phút hay ít hơn
• Uống hai tách nước, vì các cơn co thắt có thể do bị mất nước
• Uống một chén trà thảo dược nóng hay sữa

Nếu bất kỳ biện pháp nào trên đây không làm giảm các cơn co thắt, bạn nên liên lạc với bác sĩ của bạn.

6. Dành cho ba của bé

Việc bé sắp ra đời có thể bắt đầu khiến bạn sắp đặt lại các ưu tiên. Bạn bắt đầu nghĩ về việc bạn muốn cuộc sống của bạn ra sao trong thời gian bé chào đời và sau này. Nếu bạn dự định có mặt vào lúc bé chào đời, bạn cần lập kế hoạch một chút, nhất là nếu bạn phải di chuyển nhiều vì công việc.

Khi bé chào đời, có một số điều bạn có thể làm để bảo đảm rằng bạn có thời gian cho cả bé và mẹ bé không? Có thể làm việc tại nhà trong chừng mực nào đó hay không? Đây chỉ là một số điều cả bạn và cô ấy cần bắt đầu nghĩ đến.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: