Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 33)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 33)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 33

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung của bạn cao hơn 12,5cm (5 inch) bên trên rốn. Tổng tăng trọng của bạn nên từ 11 đến 14kg (22 đến 28 pound). Bạn có thể thắc mắc không biết bạn cần việc chảy nước ối (còn gọi là vỡ màng) hay không. Đó là việc vỡ các túi dịch đầy (dịch màng ối) bao quanh bé. Chỉ một trong 10 phụ nữ bị phun dịch màng ối dữ dội, và ngay cả trong trường hợp đó, điều này cũng thường xảy ra tại nhà, thường là trên giường. Đôi khi túi màng ối bể hay chảy nước trước khi cơn đau đẻ bắt đầu. Đây chỉ là một rò rỉ nhỏ. Thường là bạn không biết đó là dịch chảy ra là nước màng ối hay nước tiểu. Nhiều phụ nữ chảy nước tiểu trong những giai đoạn sau của thai kỳ, vì vậy phải bảo đảm kiểm tra điều đó. Nếu bạn nghĩ màng bị vỡ, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Đừng dùng băng vệ sinh, giao hợp hay bất kỳ điều gì có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo khi nước ối vỡ cho đến khi gặp được bác sĩ hay bà mụ của bạn. Cho bác sĩ biết nếu dịch là một chất không phải là trong và không mùi, nhất là nếu nó có màu hơi xanh hay mùi hôi, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên làm điều gì nếu màng bị vỡ. Phần lớn bác sĩ muốn đánh giá tình trạng của bạn và bé ngay khi màng bị vỡ vì rủi ro nhiễm trùng cao. Bác sĩ của bạn có thể quyết định dùng thuốc dục sinh.

2. Bé to chừng nào?

Bé dài khoảng 39 đến 44cm (15 ¼ đến 17 ¼ inch) và cân nặng từ 2,25 đến 2,5kg (4 ½ đến 5 pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Da bé bắt đầu có vẻ bớt đỏ và nhăn. Mỡ tiếp tục tích lũy dưới da bé. Tất cả xương bé bắt đầu cứng trừ xương đầu. Sọ cần mềm và dẽo cho lúc mẹ sinh bé.


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ với bác sĩ chưa? Thủ thuật rạch âm hộ là một can thiệp phẫu thuật đôi khi cần thiết để làm rộng cửa âm hộ để giúp sinh bé. Nhiều phụ nữ và bác sĩ không thích dùng thủ thuật rạch âm hộ trừ khi điều đó thật sự cần thiết. Sau đây là các biện pháp ngăn ngừa để giảm khả năng cần đến can thiệp phẫu thuật này:
• Dinh dưỡng tốt (da khỏe mạnh dễ dàng căng ra hơn!)
• Tập luyện cho các cơ đáy xương chậu (Kegel)
• Giai đoạn hai khi đau đẻ được làm chậm lại với việc rặn có kiểm soát
• Gạc ấm và hỗ trợ trong khi sinh
• Dùng các kỹ thuật xoa bóp đáy chậu

Tập quán thực hiện rạch âm hộ trong khi sinh đang ít diễn ra hơn. Theo một nghiên cứu công bố trong Tạp chí Hiệp hội Y tế Mỹ (JAMA), thủ thuật rạch âm hộ có thể gây nên nhiều vấn đề hơn là việc tách âm hộ tự nhiên. Hãy đọc thêm về thủ thuật rạch âm hộ và trao đổi với bác sĩ của bạn hay bà mụ về những thắc mắc của bạn.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nứ có thể thắc mắc giao hợp vào thời điểm này trong thai kỳ có còn an toàn không. Điều này vẫn an toàn nếu bác sĩ của bạn không có lời khuyên khác. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ thể bạn có thể làm cho điều này khó khăn hơn một chút. Có một số lời khuyên giúp giao hợp trong thai kỳ dễ chịu và thú vị hơn.

6. Dành cho ba của bé:

Dù còn vài tuần nữa mới đến ngày bé chào đời nhưng bạn và mẹ bé cần bắt đầu thảo luận các chọn lựa kiểm soát sinh sản sau khi sinh bé. Mẹ bé sắp trải qua rất nhiều khó khăn mà hiện tại cô ấy có thể thậm chí chưa bắt đầu suy nghĩ kỹ. Hãy đưa đề tài này ra và thảo luận. Rất có thể bạn sẽ muốn nghiên cứu điều này ở một mức độ nào đó để bạn và cô ấy có thể chọn lựa một phương pháp hiệu quả cho cả hai. Hãy nhớ, có vài phương pháp kiểm soát sinh sản không thể sử dụng nếu một phụ nữ đang cho con bú và việc cho con bú không phải là một hình thức kiểm soát sinh sản đáng tin cậy. Để biết thêm thông tin vui lòng xem Kiểm soát sinh sản & Ngừa mang thai.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: