Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 34)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 34)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 34

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung của bạn lúc này có thể khoảng 14cm (5 ½ inch) trên rốn. Nên nhớ là thai kỳ của mỗi phụ nữ khác nhau, nên có thể kích thước của bạn không giống như của bất kỳ ai khác. Điều quan trọng nhất là tử cung của bạn đang phát triển theo một tỉ lệ nhất quán. Thông thường thì lượng dịch màng ối tăng lên cao nhất từ tuần 34 đến 36. Ở tuần 37, lượng dịch màng ối bắt đầu giảm để dành nhiều chỗ hơn cho bé. Dịch màng ối được cơ thể hút lại, điều này cũng làm tăng chỗ mà bé phải di chuyển.

Bạn có thể bắt đầu nhận thấy rằng cử động của bé có vẻ khác. Bạn có thể đã nhận thấy rốn bạn đã nhô ra hay trở nên cực kỳ nhạy cảm. Nếu vậy, bạn có thể lấy một miếng băng nhỏ hay băng cá nhân che lại. Điều này có thể cực kỳ hữu ích nếu nó nhô ra khỏi áo quần của bạn.

2. Bé to chừng nào?

Phần lớn các bé dài khoảng từ 39,5 đến 44,5cm (15 ½ đến 17 ½ inch) và nặng khoảng 2,5 đến 2,75kg (5 đến 5 ½ pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Trong vài tuần vừa qua, chúng ta đã thảo luận rằng cơ thể bé đã bắt đầu đẫy ra với việc hình thành lớp mỡ dưới da. Điều này là phần quan trọng trong sự phát triển vì lượng mỡ này sẽ giúp bé điều chỉnh thân nhiệt khi chào đời. Hệ thần kinh trung ương tiếp tục hoàn thiện, phổi đã phát triển. Tuy phần lớn các bác sĩ thường thích bạn sinh nở trong khoảng thời gian từ tuần 38 đến 40, nhưng bé của bạn đã có cơ hội sống sót bên ngoài tử cung vào thời điểm này.

 


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào thời gian này nhiều bác sĩ bắt đầu xem xét các thông tin sau với bệnh nhân:
• Xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B
• Các dấu hiệu nguy hiểm và đề phòng
• Địa điểm của phòng cấp cứu và lối vào khu vực đau đẻ và sinh
• Bộ hồ sơ đăng ký trước
• Các chọn lựa kiểm soát cơn đau
• Sinh mổ (nếu cần)
• Các phương pháp kiểm soát sinh sản sau khi sinh
• Lịch khám cho thời gian còn lại của thai kỳ và sau khi sinh

Bạn cũng nên hiểu biết các thuật ngữ khác nhau mà bác sĩ và nhân viên bệnh viện sẽ sử dụng trong thời gian đau đẻ và sinh. Hãy xem danh sách Thuật ngữ Đau đẻ và Sinh đẻ cần biết.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn có thể đã học hỏi một số điều cơ bản trong lớp sinh con rồi, nhưng chúng tôi sẽ dành một ít thời gian để xem lại một số thông tin này. Có ba giai đoạn đau đẻ:

• Giai đoạn đầu: bắt đầu từ lúc đau đẻ thực sự và kéo dài đến khi cổ tử cung mở rộng đến 10 cm. Thông thường một phụ nữ sẽ đến bệnh viện khi cô ấy đã bước vào giai đoạn đau đẻ thực sự (các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút).

• Giai đoạn hai: tiếp tục đến sau khi cổ tử cung giãn đến 10 cm đến khi sinh ra bé.

• Giai đoạn ba: liên quan đến việc đẩy nhau thai ra và là giai đoạn ngắn nhất. Thường mất 5 đến 30 phút để đẩy nhau thai ra.

Tuần vừa qua chúng ta đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ. Một trong những cách tốt nhất để tránh rạch âm hộ và chuẩn bị cơ thể bạn cho việc sinh bé là xoa bóp đáy chậu. Phần lớn bác sĩ khuyên bắt đầu việc này vào tuần 34. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách xoa bóp đáy chậu.

6. Dành cho ba của bé

Một điều hữu ích bạn có thể đem lại cho mẹ bé là giúp cô ấy xoa bóp đáy chậu. Kiểu xoa bóp này có thể giúp kéo giãn các cơ đáy chậu để tránh phải rạch âm hộ. Hãy nhớ điều này không phải là một hoạt động tình dục mà là tập luyện giúp việc đau đẻ của cô ấy dễ dàng hơn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các hướng dẫn cụ thể để xoa bóp đáy chậu an toàn và hữu ích. Bạn và cô ấy có thể sắp xếp thời gian để làm bài tập luyện này vài lần một tuần cho đến ngày đau đẻ.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: