Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 35)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 35)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 35

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung nên cách trên rốn khoảng 15cm (6 inch). Đến lúc này, bạn nên tăng cân khoảng từ 12 đến 14,5kg (24 đến 29 pound ). (Nếu bạn có các thắc mắc liên quan đến tăng trọng hay chiều cao đáy chậu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ) Nếu bạn bị khó thở là vì tử cung bạn ở dưới khung xương sườn, khiến bạn thấy khó thở.

Đến cuối thai kỳ bé của bạn sẽ rơi, được gọi là sa bụng. Bé bắt đầu nằm sâu trong khung xương chậu và điều này làm giảm sức ép lên cơ hoành, nên bạn không bị khó thở nữa. Sa bụng có thể tăng sức ép lên bàng quang của bạn, làm bạn phải đi vệ sinh nhiều.

2. Bé to chừng nào?

Bé bắt đầu tăng trưởng và phần lớn dài từ 40 đến 45cm (15 ¾ đến 18 inch ) và nặng 2,75 đến 3kg (5 ½ đến 6 pound ).

3. Bé thay đổi thế nào?

Phần lớn sự tăng trưởng của bé hoàn tất vào tuần 35. Thận bé đã phát triển hoàn toàn, gan bắt đầu lọc chất thải. Vì bé đã lớn lên rất nhiều nên bạn sẽ nhận thấy rằng bé sẽ không tập thể dục nhịp điệu nữa. Chỉ có đủ chỗ để nhào lộn thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không cảm thấy bé cử động. Trò đấm bốc hàng ngày của bé cũng sẽ giữ nguyên. Việc đếm cử động của bé sẽ được thảo luận trong phần sau.


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Từ tuần 35 đến 36 bác sĩ của bạn sẽ có thể bắt đầu khám bạn mỗi tuần một lần đến khi bạn sinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đếm các cử động của bé nếu bạn chưa làm. Trường Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến cáo bạn nên đo thời gian cảm thấy 10 cái đá, nhúc nhích, sột soạt hay lăn. Điều chủ yếu để biết điều này là theo dõi các cử động:
• Lý tưởng là bạn muốn cảm thấy ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ
• Sử dụng một cuốn sổ tay hay đồ thị đo bé đạp để ghi lại các cử động
• Nếu bạn không cảm thấy được 10 cái đạp trong vòng 2 giờ, hãy đợi một vài giờ và thử lại lần nữa
• Nếu bạn vẫn không cảm thấy nhiều cử động, hãy đảm bảo đã đọc thông tin của chúng tôi về việc đếm bé đạp và liên hệ với bác sĩ khi cần thiết.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn:

Khi ngày sinh bé là còn vài tuần nữa, bạn cần bắt đầu tìm một bác sĩ nhi khoa cho bé. Trao đổi với bác sĩ sản khoa/ bác sĩ phụ khoa hay bà mụ và gia đình, bạn bè để xem họ có giới thiệu bác sĩ nào tại khu vực bạn ở không. Đây là lúc thích hợp để hỏi về các thông tin liên quan về số điện thoại ngoài giờ, đường dây điện thoại y tá, chủng ngừa, các quy định về xếp lịch và hủy lịch hẹn...

6. Dành cho ba của bé:

Bạn muốn tham gia vào việc bé ra đời như thế nào? Hãy thảo luận các chọn lựa khác nhau với mẹ bé và bác sĩ. Họ có đồng ý cho bạn cắt cuống rốn hay quay phim sự sinh nở không? Tốt nhất là tìm ra câu trả lời ngay từ trước. Điều này giúp bạn có thời gian cho bất kỳ sự chuẩn bị nào.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: