Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 38)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 38)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 38

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Vào thời điểm này, chân bạn có thể sẽ bị sưng phồng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì hiện tượng này khá bình thường trong quá trình bạn mang thai, đặc biệt là khi bạn chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, nếu tay hoặc mặt của bạn sưng quá nhiều rồi sau đó chân và mắt cá của bạn cũng sưng phồng lên thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Có lẽ, bạn mắc phải chứng tăng huyết áp trong quá trình mang thai, hay còn gọi là tiền sản giật hoặc chứng tăng huyết áp đột ngột. Ba tên gọi này đều có chung một triệu chứng. Để biết thêm thông tin về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo thêm phần Chứng tăng huyết áp phát sinh trong quá trình mang thai (PIH): Tiền sản giật hay Chứng tăng huyết áp đột ngột.

2. Bé to chừng nào?

Kích thước thai nhi thay đổi, thường thì thai nhi dài khoảng 42,5 – 50 cm (17 – 20 inch) và nặng khoảng 2,8 – 3,4kg (6 ¼ - 7 ½ pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Thai nhi vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ quan chủ yếu của bé đã phát triển hoàn thiện và có đầy đủ chức năng, ngoại trừ hai cơ quan: não và phổi. Hai cơ quan này chỉ hoạt động khi thai nhi chào đời. Tuy nhiên, hai cơ quan này vẫn phát triển trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ đến việc đứa bé chào đời sẽ trông như thế nào. Có lẽ bạn muốn con mình có mái tóc đỏ hung, có cặp mắt giống cha nó hay cao ráo như ông ngoại. Nếu cả cha và mẹ có đôi mắt nâu hoặc đen thì đứa bé sinh ra cũng có mắt nâu hoặc đen. Nếu khi sinh ra, bé có màu mắt nâu hoặc đen thì khi lớn lên, màu mắt bé vẫn thế. Tuy nhiên, nếu mắt bé màu xám hay xanh da trời thì có hai trường hợp xảy ra. Một là màu mắt bé không đổi khi trưởng thành. Thứ hai, màu mắt bé có thể chuyển sang xanh lá, nâu đỏ hay nâu. Thường thì hiện tượng này xuất hiện khi con bạn được 9 tháng tuổi.

 


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bác sĩ sẽ bàn với bạn những vấn đề sau nếu bạn chưa biết:
• Bạn sẽ gọi cho ai khi bạn nghĩ mình sắp sinh con và khi nào thì bạn gọi cho người đó?
• Sinh sớm ở nhà.
• Vấn đề y khoa.
• Chứng tăng huyết áp xuất hiện trong quá trình mang thai (PIH).
• Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
• Bệnh thiếu máu.
• Những vấn đề phát sinh bên trong dạ con (IUGR).
• Chuyển động của thai nhi bị giảm.
• Thai nhi ở vị trí không đúng.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nếu bác sĩ chẩn đoán rằng thai nhi nằm không đúng vị trí thì họ sẽ thực hiện việc siêu âm để chắc chắn. Đây là cơ hội để bạn nhìn thấy con mình trước khi nó chào đời. Thai phụ nên kiểm tra sự căng thẳng trong những tuần cuối thai kỳ. Cuộc kiểm tra mức độ căng thẳng của các bà mẹ có thể được thực hiện ở văn phòng bác sĩ hay ở bệnh viện. Bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống và được gắn vào bụng một màn hình. Sau đó, bạn sẽ ấn nút màn hình nếu cảm thấy thai nhi cử động và màn hình này sẽ ghi nhận lại nhịp tim của thai nhi. Tuy nhiên, thực hiện những cuộc kiểm tra này có thể làm bạn mệt mỏi. Thế nhưng đây chính là cơ hội để bạn cảm nhận được tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con. Có nhiều bà mẹ cảm thấy vui vào khoảng thời gian này vì họ có thể nghe được nhịp tim của con mình.

6. Dành cho ba của bé

Bạn có chuẩn bị hành lý cho vợ để cô ấy vào bệnh viện sinh con chưa? Nếu chưa, bạn cần phải làm ngay và chuẩn bị cho thật kỹ vì bé có thể ra đời bất cứ lúc nào. Có nhiều ông bố muốn tặng cho con trai hoặc con gái của mình một món quà đặc biệt. Nó có thể là món đồ chơi, quả bóng, búp bê, sách hay thú nhồi bông. Nếu muốn thế, bạn cần phải chuẩn bị trước ngay từ bây giờ. Ngoài ra, vợ bạn cũng cần một món quà nữa chứ. Điều này làm cô ấy biết rằng bạn yêu và trân trọng cô ấy biết bao. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, món quà không cần thiết phải quá đắt mà bạn chỉ cần mua món quà nào đó biểu hiện tình thương và sự quan tâm của mình mà thôi.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: