Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 40)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 40)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 40

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Trong quá trình này, đầu thai nhi ló ra thông qua âm đạo vào mỗi lúc cơn đau xuất hiện. Khi vẫn thấy được đầu thai nhi và đầu thai nhi không bị tụt vào trong thì thai nhi vẫn bình thường. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy nóng bức hay đau nhói. Người ta thường gọi quá trình thai nhi làm âm đạo mở ra là “chiếc vòng lửa”. Lúc này, bạn không nên thở mạnh để cố đưa thai nhi ra ngoài. Nếu làm thế, bạn sẽ làm rách âm hộ. Cảm giác thấy nóng bức hay đau nhói chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình không thể cử động được nữa. Đó là vì đầu thai nhi làm căng mô âm đạo. Lúc này, mô âm đạo khá mỏng và các sợi thần kinh bị nghẽn. Kết quả là bạn có cảm giác bị tê cóng.

Phương pháp tránh trường hợp trên xảy ra:

• Cúi người và dùng hai tay chống xuống đất.
• Cố làm giãn các cơ đáy chậu (các lớp cơ và mô nằm giữa âm đạo và trực tràng).
• Tập trung sức lực để thực hiện kỹ thuật hít thở.
• Cố chịu những cơn đau co thắt trong thời gian này.

2. Bé to chừng nào?

Thai nhi sẽ dài khoảng 47,5 - 52,5 cm (khoảng 19 - 21 inch) và nặng khoảng 3,06 - 4,5 kg (khoảng 6 ¾ - 10 pound). Nếu thai nhi là trai thì sẽ to hơn vì thường thì bé trai thường lớn hơn bé gái.

3. Bé thay đổi thế nào?

Xương thai nhi sẽ trở nên cứng ngoại trừ phần sọ. Xương sọ của thai nhi vẫn mềm để có thể dễ dàng đi qua cổ tử cung và âm đạo. Vì thế, đầu thai nhi có hình chóp trong những ngày đầu sau khi sinh. Thai nhi có hai phần khá mềm trên đầu, hay còn gọi là hai thóp để có thể dễ dàng ra khỏi bụng mẹ. Thóp trước trở nên cứng hơn vào giữa tháng thứ tám và tháng thứ mười lăm. Thóp sau trở nên cứng vào khoảng giữa tháng thứ ba và tháng thứ tư.

 


4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
 

Trong giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị cho những cuộc kiểm tra sau:
• Cuộc kiểm tra về tình trạng căng thẳng của các bà mẹ.
• Chỉ số dịch ối (AFI).
• Siêu âm ghi nhận tâm sinh lý của bà mẹ.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết những tình trạng có thể xảy ra như:
• Khả năng sinh non hay sinh muộn.
• Uống thuốc để kích thích sinh (có sự hướng dẫn của bác sĩ).
• Khả năng sinh bị cắt bỏ tử cung.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Khi đã chào đời, bé cần thực hiện cuộc kiểm tra đầu tiên, đó là kiểm tra APGAR. Bạn cũng đừng quá thất vọng vì hiếm có bé nào đạt được điểm số tuyệt đối ở phần kiểm tra này. Dù cuộc kiểm tra này là sự đánh giá đầu tiên của bé nhưng nó không cho chúng ta biết được sự thông minh hay hành vi của bé trong tương lai.

Cuộc kiểm tra APGAR là cuộc kiểm tra nhanh, kiểm tra tổng thể trẻ sơ sinh. Cuộc kiểm tra này có thể được thực hiện ngay sau khi bạn sinh bé. Điểm số được ghi nhận khoảng một hay năm phút. Nếu kiểm tra trong một phút mà bé có điểm số từ 7 – 10 thì điều này cho thấy bé cần được chăm sóc nhiều hơn sau khi chào đời. Còn trong cuộc kiểm tra 5 phút, nếu điểm số của bé khoảng 7 – 10 thì chúng ta nên yên tâm vì nó cho thấy bé rất bình thường.

6. Dành cho ba của bé

Bạn và vợ có thể tìm hiểu những phương pháp có ích khi vợ mình bắt đầu sinh con. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải gặp, nói chuyện với những người từng sinh con để rút kinh nghiệm hoặc gặp bác sĩ. Hầu hết những phương pháp này thường không mấy hiệu quả cũng như đôi khi nó an toàn và không an toàn.


 

Hết

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: