Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 6)

Những giai đoạn phát triển thai kỳ ! (Mang thai tuần thứ 6)

Friday, 18/12/2020

Mang thai tuần thứ 6

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Bạn có thể nhận thấy bạn tăng vài ký, trong khi các phụ nữ mang thai khác có thể sụt ký. Bạn có thể thấy những thay đổi ở ngực gồm căng ngực, núm vú thâm quầng và căng lên. Bạn cũng bắt đầu bị ợ chua, đây là triệu chứng thông thường trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ bị chảy máu trong khi mang thai, điều này có thể không có vấn đề gì. Xuất hiện các chấm (thấy nhiều chấm trong máu ở đồ lót hoặc giấy vệ sinh khi bạn đi vệ sinh) có thể kèm theo chuột rút. Bạn có thể tham khảo nhân viên chăm sóc nếu chảy máu nhiều như trong chu kỳ kinh hoặc nếu chuột rút nặng hơn chu kỳ bình thường. Đây có thể là dấu hiệu sẩy thai.

2. Bé thay đổi thế nào?

Bắt đầu hình thành phổi, hàm, mũi, và vòm miệng. Cùm bàn tay và chân có cấu trúc giống mạng nhện sẽ trở thành ngón tay và ngón chân. Não tiếp tục hình thành nên các bộ phận phức tạp. Ở thời điểm này, siêu âm bên ngoài có thể dò và nghe thấy nhịp tim.

3. Bé to chừng nào?

Thai nhi của bạn dài khoảng 1.27cm.

/data/news/fullsize/2009/06/26/280553890_176346706.jpg



4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Biết tên nhóm máu của bạn và chồng bạn trong thời kỳ mang thai là việc rất quan trọng. Mỗi người thuộc một trong bốn nhóm chính: A, B, AB hoặc O. Nhóm máu do các dạng kháng nguyên trên tế bào máu quy định. Kháng nguyên là các protein trên bề mặt của tế bào máu có thể tạo ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Thành phần Rh là một dạng protein trên bề mặt tế bào máu đỏ. Phần lớn chúng ta có thành phần Rh là có Rh dương tính. Những người không có thành phần Rh là Rh âm tính.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Một số phụ nữ e ngại rằng uống vitamin trước trước khi sinh làm bao tử khó chịu. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn có thể uống vitamin khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu vẫn còn khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý.

6. Dành cho ba của bé

Vợ bạn có thể đang phải chịu đựng chứng buồn nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp vợ đối phó với cơn buồn nôn và ói mửa rất thông thường trong thời ky 3 tháng đầu. Một số điều hữu ích mà bạn có thể làm:
* Nấu ăn (hay mua thức ăn nấu sẵn về)
* Giúp lau dọn nhà bếp.
* Đi mua đồ.

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: