Nước muối sinh lý cho bé: Kinh nghiệm “hay” và rẻ

Nước muối sinh lý cho bé: Kinh nghiệm “hay” và rẻ

Friday, 18/12/2020

Nước muối sinh lý cho bé: Kinh nghiệm “hay” và rẻ

Nước muối sinh lý rất hữu ích với các bé. Nhưng nếu lạm dụng nước muối sinh lý cho bé, vô tình, người lớn đã làm “hại” cho bé!

**Kinh nghiệm “hay” và rẻ

Nước muối sinh lý (NaCl 9%) thường được các mẹ dùng để rửa mũi cho bé, làm dung dịch mũi loãng ra và giữ cho niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường.

Chị Hoa (Cầu Giấy – Hà Nội) mới sinh bé được 4 tháng. Nghe mọi người truyền đạt kinh nghiệm, ngày nào chị cũng dùng nước muối sinh lý súc họng cho bé, nhỏ vào 2 mắt, 2 mũi để vệ sinh cho bé. Thông thường là 2 lần/ngày.

Chị cho biết: “Hàng ngày, tôi chỉ cần nhỏ vài giọt vào mũi bé. Làm như thế rất sạch mũi bé, rửa trôi các loại vi khuẩn, vi trùng trú ẩn trong cánh mũi. Điều này khiến cho bé dễ thở, hết khò khè, nhất là trong thời tiết mùa đông như hiện nay”. Bên cạnh đó, mỗi ngày, chị Hoa còn bắt cả gia đình nhỏ thuốc để bảo vệ mũi, chống viêm nhiễm.

Đây là một kinh nghiệm hay, hữu ích lại rất kinh tế, được khá nhiều mẹ áp dụng. Nhưng trên thực tế, rất ít mẹ biết cách sử dụng chính xác nước muối sinh lý sao cho đúng và hiệu quả nhất.

**Không phải lúc nào cũng tốt

Phải khẳng định rằng nước muối sinh lý rất tốt và cần thiết cho các bé. Nhưng nếu mẹ lạm dụng, nhỏ cho bé quá nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho bé.

Nhiều mẹ biết rằng không nên cho các bé dưới 1 tuổi ăn nhiều muối, không tốt cho thận của bé. Thế nhưng ngày nào mẹ cũng cho bé xúc họng bằng nước muối sinh lý. Thông thường các bé chỉ nuốt nước muối vào, chứ ít khi nôn/trớ ra.

Mẹ có bao giờ tự đặt câu hỏi: Làm thế có tốt hơn cho bé, hoặc mẹ có thấy mâu thuẫn gì chăng?

Câu trả lời là với bé dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng, vòm họng cho bé. Không nên cho bé xúc họng bằng nước muối sinh lý. Hạn chế bé nuốt nước muối sinh lý càng ít càng tốt.

Mũi của bé từ lúc mới sinh ra đã thực hiện chức năng là làm ấm, làm ẩm và sạch không khí trước khi đi vào phổi.

Khi mũi bị viêm nhiễm, lớp tế bào bị tổn thương, bị nước mũi (dù nước mũi trong, xanh, đục, vàng) làm mất đi vai trò bảo vệ của mũi. Lúc này, mẹ cần nhờ nước muối sinh lý để làm sạch nước mũi trước khi nhỏ thuốc cho bé.

Nhưng nếu mũi bé ở tình trạng “hoạt động” bình thường, việc ngày nào mẹ cũng nhỏ nước muối sinh lý vô tình lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, chứ không phải mang lại nhiều lợi ích như mẹ tưởng tượng.

Khi đó, việc nhỏ nước mũi sinh lý chẳng khác nào “rửa trôi” lớp thảm nhầy bảo vệ ở mũi vốn có. Mũi của bé lúc này sẽ không còn “tấm lá chắn”. Những bụi bẩn ô nhiễm ngoài môi trường sẽ càng dễ dàng làm tổn thương niêm mạc mũi.

Mẹ chỉ nên nhỏ nước mũi cho bé lúc này 1 lần/tuần, hoặc nhỏ khi bé đi đến những chỗ bụi bặm. Lúc này, nước muối sinh lý có tác dụng giúp cho tấm thảm nhầy vận chuyển dễ dàng các chất bẩn ra ngoài.
Theo những nghiên cứu gần đây, các mẹ không nên nhỏ trực tiếp dung dịch nước muối sinh lý cho bé vào mùa đông. Bởi nhiệt độ của dung dịch này bị hạ xuống. Nếu nhỏ trực tiếp cho bé thì bé sẽ bị lạnh và cảm giác sợ hãi. Điều này kéo dài sẽ làm tổn thương niêm nạc mũi.

Các mẹ có thể ngâm dung dịch muối vào cốc nước nóng hoặc kẹp vào nách 5 phút rồi hẵng nhỏ cho bé.

Mẹo nhỏ mách mẹ:

- Mua loại nước muối sinh lý nào

Ở ngoài thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước muối sinh lý của nhiều nơi sản xuất. Những lọ nhỏ dung lượng 10ml của những nơi sản xuất khác nhau có giá là 1000đ, 2000đ, 3000đ. Lọ nước muối sinh lý to dung lượng 500ml có giá khoảng 30.000đ

Mẹ nên chọn mua loại 2000đ, sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ưu điểm của lọ nước muối này là chỉ cần xoáy nắp, đầu nhỏ được làm sẵn, tù và mịn. Khi nhỏ không sợ làm xây xước mũi bé hoặc làm đau bé. Những lọ nước muối khác, khi về mẹ phải cắt đầu nhỏ, cạnh sắc nhọn, dễ làm đau bé.

Khi bé lớn hơn 6 tháng, mẹ có thể mua lọ nước muối to, chắt ra lọ nước muối nhỏ dùng dần cho bé. Cách này giúp mẹ tiết kiệm mà vẫn hiệu quả.

- Cách nhỏ nước muối sinh lý cho bé:

Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.

Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.

Cho bé nằm chờ khoảng 30 giây để nước thấm vào làm loãng đờm nhớt trong hốc mũi.

Nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt hoặc có gỉ mắt, mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: