Ốm nghén và những thắc mắc thường gặp

Ốm nghén và những thắc mắc thường gặp

Friday, 18/12/2020
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén ít nhất là 3 tháng đầu. Có những mẹ còn bị ốm nghén dai dẳng tới tận lúc lâm bồn hoặc tái đi tái lại trong suốt hơn 9 tháng mang thai. Vì thế, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị tinh thần “sống chung với lũ” và tích cực tìm hiểu các cách trị ốm nghén.

Tại sao mẹ lại bị ốm nghén khi mang thai?
Cho đến nay, giới y học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai khổ sở với những cơn buồn nôn và nôn đáng ghét ở những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, “kẻ tình nghi” số một cho tình trạng này chính là những thay đổi bên trong cơ thể khi mang thai mà cụ thể là hàm lượng cao hormone estrogen dẫn đến sự nhạy cảm quá mức của bà bầu với các loại mùi. Bên cạnh đó, tình trạng bất ổn tâm lý hoặc căng thẳng cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ốm nghén. Vì thế, đừng quên việc dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân các mẹ nhé.

Mặc dù ốm nghén khiến bạn rất khó chịu nhưng nó hoàn toàn vô hại đối với em bé trong bụng miễn là bạn vẫn ăn uống đầy đủ chất. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn mửa liên tục sau khi ăn hoặc chán ăn, hoàn toàn mất cảm giác hứng thú trước các món ăn thì bạn cần gấp rút nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ kẻo sẽ bị suy dinh dưỡng thai kỳ lúc nào không hay đấy!

om nghen 2

Gừng có tác dụng cải thiện tình trạng ốm nghén

Khi nào mới hết ốm nghén?
Hầu hết phụ nữ mang thai chỉ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu nhưng tình trạng buồn nôn thì có thể theo mẹ cho đến tận lúc sinh bé. Chỉ cần bạn ngửi thấy một mùi nào đó khó chịu thì ngay lập tức cảm giác buồn nôn sẽ kéo đến. Thế nhưng khổ nỗi “mùi khó chịu là mùi gì” thì câu trả lời hoàn toàn khác nhau với mỗi người, thậm chí đó có thể là mùi mà trước đây bạn vẫn thích hoặc không thích cũng chẳng ghét.

Có cách nào để giảm ốm nghén không?

  • Ăn thứ gì đó nhẹ và khô ngay khi thức dậy, chẳng hạn như các loại bánh có mùi và vị gừng vì gừng có khả năng xoa dịu các cơn buồn nôn rất tốt. Nếu có điều kiện, mẹ nên nằm nghỉ trên giường từ 20-30 phút trước khi xuống khỏi giường và bắt đầu ngày mới.
  • Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thói quen ăn từng ít một sẽ giúp các cơn ốm nghén trở nên dễ chịu hơn và cũng tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu hơn. Luôn có sẵn thức ăn vặt như bánh qui hay sữa chua bên mình để ăn bất cứ khi nào bạn đột ngột lên cơn thèm vì không phải lúc nào bạn cũng có cảm giác thèm ăn đâu nhé.
  • Thực phẩm giàu đạm và carbonhydrate cũng giúp cải thiện ốm nghén, vì thế sao bạn không thử món bánh mì với trứng nhỉ?
  • Cố gắng uống nhiều chất lỏng, đó có thể là nước lọc, nước ép trái cây, sữa, trà trái cây, bất cứ thứ gì bạn có thể uống được. Trà gừng là món bạn không nên bỏ qua vì nó có thể làm ấm bụng cũng như xoa dịu cảm giác buồn nôn rất tốt đấy nhé.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ cũng được xem là cách hay để cải thiện tình trạng ốm nghén. Trò chuyện với các bà mẹ tương lai khác để học hỏi kinh nghiệm ứng phó với ốm nghén cũng là một ý hay chứ nhỉ?

 

  • Nguồn baby.marry
Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: