Sắt - nhu cầu tăng lên khi mang thai

Sắt - nhu cầu tăng lên khi mang thai

Friday, 18/12/2020

 

 Sắt - nhu cầu tăng lên khi mang thai

Sắt là một loại chất khoáng vi lượng (chất vô cơ). Trong cơ thể, nó có trong hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ, ferritin của gan dưới dạng kết hợp với chất đạm. Trong máu, sắt là thành phần hemoglobin của hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, việc sản xuất hồng cầu sẽ bị ngăn cản và xuất hiện chứng thiếu máu.

 

Trong thời gian mang thai cần rất nhiều sắt, để bổ sung lượng mất đi do bài tiết tự nhiên, tạo máu trong cơ thể của thai phụ, cung cấp cho thai hoặc nhau thai, v.v...

Nếu không lấy đủ lượng sắt từ khẩu phần ăn, thì phải lấy từ lượng sắt tích lũy trong cơ thể, nên thai phụ hay bị thiếu máu. Thai nhi tích cực lấy sắt qua nhau thai. Đặc biệt ở cuối thai kỳ, vì lưu lượng máu tăng và thai nhi phát triển mạnh nên nhu cầu về sắt tăng lên tới 7 ~ 10 mg (WHO)/ngày. Thiếu máu trong khi mang thai có thể gây ra nguy cơ sinh non, sinh trẻ thiếu cân nặng, sinh thai chết lưu, trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn điều tiết thân nhiệt, giảm khả năng miễn dịch, v.v...Vì vậy việc cung cấp đủ lượng máu trong khi có thai là rất quan trọng.

Sắt chứa trong thức ăn chia làm 2 loại: sắt phi heme - chứa nhiều trong rau, ngũ cốc, sò, ốc, sữa và sản phẩm từ sữa, trứng, v.v... và sắt heme - chứa nhiều trong thịt, gan, phần thịt đen của cá, v.v... Sắt heme có khả năng được hấp thụ trong cơ thể cao hơn, nhưng tỷ lệ hấp thụ từ thức ăn không cao, trung bình chỉ khoảng 10%. Nếu ăn chung với chất đạm động vật, thì tỷ lệ hấp thụ sắt phi heme cũng tăng. Tương tự như vậy, khi đưa sắt cùng với vitamin C (axít ascorbic) vào cơ thể, sẽ hình thành hỗn hợp tan và kích thích hấp thụ sắt.

Trong khi đó, nếu tiếp nhận quá nhiều chất xơ không tan như cellulose, axít phytic chứa trong ngũ cốc nguyên vỏ, axít oxalic trong rau màu xanh như rau bó xôi, tanin chứa trong cà phê, trà đen, v.v... thì việc hấp thụ sắt sẽ kém đi. Bạn hãy lưu ý khi ăn các món ăn chung.

Lượng sắt
 thiết yếu đối với phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai

 

Ghi Chú :

Axít phyticCó tác dụng kết hợp với hemoglobin và làm giảm khả năng kết hợp với oxy của nó. Cùng với sắt, canxi, kẽm, v.v., axít phytic tạo thành muối không tan, nên nếu ăn vào quá nhiều thì sẽ làm cản trở sự hấp thụ các chất khoáng này ở ruột.

Chất khoángLà nguyên tố vi lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Theo khoa học dinh dưỡng, các nguyên tố thiết yếu cần phải lấy từ thức ăn này gọi là "chất khoáng (chất vô cơ)".

Sưu Tầm

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: