Tã Giấy Goon (Giới Thiệu ) p2

Tã Giấy Goon (Giới Thiệu ) p2

Friday, 18/12/2020

 

3. CÁCH MẶC TÃ CHUẨN

3.1. Quay đầu có băng dính của miếng tã về phía lưng bé

3.2. Mở rộng miếng tã, dựng vách thun 3 chiều lên sao cho ôm lấy mông bé.

Không được để vách thun bị nằm bẹp (như khi vừa mở tã ra) hoặc ngã ra phía ngoài.

3.3. Đặt bé nằm ngửa bên trên tã, dang rộng 2 chân bé, keo phần chun trước bụng bé lên cao sao cho đoạn từ đáy tã lên đến 2 bên eo ôm vừa khít chân bé (không có khoảng hở).

3.4. Kéo băng dính về phía bạn, đồng thời chỉnh vị trí 2 bên cho cân đối.

Dán băng dính ở ngay eo bé thì tã sẽ không bị dịch chuyển hay xộc xệch.

Chú ý dán băng dính sao cho chỉ có thể vừa khít 1 ngón tay bạn vào phần chun quanh bụng bé.

3.5. Đảm bảo rằng nếp chun quanh bụng và quanh chân bé không bị gấp vào trong.

Cần kiểm tra và điều chỉnh vòng eo thường xuyên cho bé. Vì khi bé nằm, ngồi, khi bụng no hoặc đói thì vòng eo có khác nhau.

Trẻ sơ sinh & size S: Giữa khi no và khi đói thì độ căng của bụng bé có sự khác nhau, nên thường điều chỉnh bằng cách ước chừng cho vừa 1 ngón tay bạn vào vòng eo là được.

Size M & L: Những khoảng hở sẽ làm cho tã bị tràn, cho nên hãy điều chỉnh vòng eo bằng cách cho vừa 1-2 ngón tay vào vòng eo bé.

Lưu ý: Đối với tã quần : Thao tác mặc cho bé tương tự như mặc quần thông thường.

 

4. CÁC TRƯỜNG HỢP TÃ BỊ TRÀN NƯỚC

Nếu thời gian mặc tã giấy cho bé thích hợp và theo yêu cầu kỹ thuật thì tã GOO.N rất hiếm khi bị tràn nước. Tuy nhiên, nếu gặp sự cố này, bạn nên biết các nguyên nhân chủ yếu gây tràn sau đây:

1. Lượng nước tiểu vượt quá khả năng thấm hút của tã.

2. Sau khi mặc tã, vòng eo hoặc đáy tã có thể có khoảng hở do bé di chuyển , khi đó mặc dù tã vẫn còn khả năng thấm hút nhưng vẫn sẽ bị tràn.

Khắc phục:

Để chống tràn, cần lựa chọn size tã vừa với thể trạng bé, và chú ý mặc tã đúng cách, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tạo những khoảng hở.

Cách kiểm tra độ tràn và những lời khuyên:

Kiểm tra độ tràn

2 bên hông:

- Băng dính có còn ở đúng vị trí không?

- 2 bên trái phải có còn cân đối hay không?

Bụng:

- Thấy rõ nhất khi bé nằm ngủ sấp

- Vòng bụng của tã có bị lỏng ra không?

Lưng:

- Phía lưng có khoảng hở nào không?

- Quần bé có bị nhét vào bên trong tã không?

Đáy tã:

- Nếp viền của tã quanh chân bé có bị gấp vào trong không?

- Nếp chun bên trong có đứng không?

- Phần đáy tã có bị hở không?

 

Lời khuyên của chuyên gia :

1. Điều chỉnh băng dính sao cho chỉ cho vừa 1 ngón tay vào bụng bé.

2. Điều chỉnh vị trí của băng dính sao cho cân đối ở 2 bên trái phải.

3. Điều chỉnh băng dính sao cho tã không bị xê dịch khi bé cử động chân.

4. Nếu nếp viền quanh chân bé bị gấp vào trong thì tã sẽ bị tràn. Chú ý cho nếp viền này lúc nào cũng ở bên ngoài.

5. Nếu nếp thun 3 chiều ở mặt trong không đứng, nước tiểu ở đây sẽ tràn ra. Dùng tay cho vào  giữa da bé và nếp chun này để dựng nó đứng lên.

6. Kéo tã lên, sửa cho ngay ngắn và dán băng dính lại.

Nếu như khoảng hở quá lớn không thể điều chỉnh bằng cách kéo sát băng dính lại  thì hãy giảm bớt 1 size.

Các bé sẽ khoan khoái và vui tươi khi được mặc Tã Giấy GOO.N

Sưu Tập

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: