Thu hồi sữa Similac GainPlus Eye-Q nhiễm độc

Thu hồi sữa Similac GainPlus Eye-Q nhiễm độc

Friday, 18/12/2020

Thu hồi sữa Similac GainPlus Eye-Q hộp 400g và 900g

Theo thông tin đăng tải trên Website của Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, sau khi nhận được thông tin từ Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam thông báo về việc Bộ Công nghiệp cơ bản (Ministry of Primary Industry) - New Zealand phát hiện các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ có chứa Whey Protein Concentration do Công ty Fonterra New Zealand sản xuất bị nhiễm Clostridium Botulinum xuất khẩu sang Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Ả rập Saudi.

Cục An toàn thực phẩm đã liên hệ với Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A và Văn phòng đại diện Abbott Labolatories S.A tại Việt Nam yêu cầu báo cáo cụ thể việc nhập khẩu sản phẩm nói trên.

Cùng ngày, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được báo cáo của Văn phòng đại diện Abbott Laboratories S.A tại Việt Nam về việc nhập khẩu và tự nguyện thu hồi sản phẩm này từ thị trường.

Theo báo cáo của Văn phòng đại diện Abbott Labolatories S.A tại Việt Nam, sản phẩm nhập khẩu gồm thức ăn công thức cho trẻ 1-3 tuổi Similac GainPlus Eye-Q loại hộp 400g và 900g của Công ty Abbott được sản xuất theo hợp đồng ở New Zealand bởi Công ty Fonterra. Các lô sản phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum bao gồm: 2564G54114, 2564G54115, 2564G54116, 2564G54117, 2564G54118, 2565G54118, 2565G54119, 2566G54119, 2567G54119, 2567G54120.

 

Sản phẩm nói trên đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 6050/2012/ATTP-XNCB ngày 30/11/2012.

Sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng đại diện Abbott Labolatories S.A tại Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 1579/ATTP-SP ngày 03 tháng 8 năm 2013 gửi Văn phòng Đại diện Abbott tại Việt Nam yêu cầu dừng ngay việc lưu thông và tiến hành thu hồi các sản phẩm có liên quan trên thị trường bao gồm các lô Similac GainPlus Eye-Q nói trên và báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 09/8/2013.

Đồng thời ban hành công văn số 1580/ATTP-SP ngày 03 tháng 8 năm 2013 gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm Thức ăn công thức cho trẻ 1-3 tuổi Similac GainPlus Eye-Q và báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 06/8/2013.

Kiểm tra toàn bộ sản phẩm Karicare

Trong một diễn biến khác, ngày 4/8/2013 Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand thông báo chính thức về các sản phẩm Karicare do Công ty Nutricia - New Zealand sản xuất có sử dụng whey protein concentrate trên có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum bao gồm: Karicare Formula số 1 (cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi) với số lô 3169 và 3170; hạn sử dụng 17/6/2016 và 18/6/2016.Karicare Gold+ Follow on Formula số 2 (cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi) với số lô D3183; hạn sử dụng 31/12/2014.

Công ty Nutricia của New Zealand cũng công bố chính thức các sản phẩm Karicare có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum trên chỉ được bán ở thị trường New Zealand và các dòng sản phẩm Karicare khác của Nutricia không bị ảnh hưởng và không phải thu hồi. Sự cố này cũng không liên quan đến bất kỳ sản phẩm nào của Nutricia đã được bán trên thị trường Úc.

Cục An toàn thực phẩm đã rà soát toàn bộ các sản phẩm Karicare của Công ty Nutricia đã công bố tại Cục An toàn thực phẩm từ đầu năm 2012 đến nay. Kết quả rà soát cho thấy, không có sản phẩm Karicare cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nào được công bố tại Cục.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1581/ATTP-SP ngày 4 tháng 8 năm 2013 yêu cầu Công ty TNHH MTV Dinh Dưỡng Châu Úc – đơn vị nhập khẩu sản phẩm Karicare vào Việt Nam khẩn trương thống kê việc nhập khẩu các sản phẩm Karicare và báo cáo về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 6/8/2013.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Nguyễn Duy Thịnh (Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay: “Clostridium Botulinum là vi khuẩn sinh ngoại độc tố. Có nghĩa là khi ăn vào có thể gây nhiễm độc ngay. Vi khuẩn này sinh ra độc tố thịt và có thể tìm thấy nhiều trong đất. Nếu nhiêm vi khuẩn này ở mức độ cao làm tê liệt hệ thần kinh, hệ hô hấp và gây chết ngay".

Cũng theo tiên sĩ Thịnh, chưa có trường hợp nào ghi nhận nhiễm độc vi khuẩn này gây chết ngay. Hầu hết mức độ vi khuẩn này đều ở mức thấp, chỉ tính theo microgram/kg nên khi vào cơ thể chỉ tích lũy dần trong cơ thể mà thôi.

Chính quyền New Zealand đã tiến hành một đợt thu hồi toàn cầu gần 1.000 tấn sản phẩm sữa ở 7 quốc gia trên thế giới do hãng sữa khổng lồ Fonterra phát hiện trong một số sản phẩm của hãng có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thịt.Công ty sữa Fronterra của New Zealand đã thông báo đến khách hàng về việc sữa chứa loại chất cô đặc  được sản xuất vào tháng 5 năm ngoái có thể bị nhiễm vi khuẩn Botulinum.

Thành phần bị nhiễm Clostridium Botulinum nói trên là chất cô đặc whey protein mà Fonterra cho rằng khách hàng của họ có thể đã dùng để sản xuất sữa bột dành cho trẻ sơ sinh, thức uống dành cho người chơi thể thao và nhiều sản phẩm khác.Botulinum là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất. Nó có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh và hô hấp, thậm chí là tử vong cho người nhiễm phải.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu sữa bột lớn nhất của New Zealand, đã kêu gọi các nhà nhập khẩu trong nước kiểm tra và thu hồi các sản phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn trên của mình, tăng cường giám sát các sản phẩm sữa nhập khẩu từ New Zealand vào quốc gia này.

 

Nguồn: eva.com

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: