Trẻ trước và sau 6 tháng tuổi

Trẻ trước và sau 6 tháng tuổi

Friday, 18/12/2020

Trẻ trước và sau 6 tháng tuổi

Đặc trưng của trẻ trong giai đoạn này
Trẻ có thể tự mình xoay trở người trong khi ngủ sau đó có thể tự ngồi được. Tuy nhiên cũng có trẻ biết ngồi sớm hơn so với biết trở người khi ngủ.
Khi bố mẹ đỡ 2 bên nách để trẻ đứng dậy thì chân trẻ bám chặt xuống nền nhà và muốn bước đi, động tác nhanh nhẹn hơn trước. Ban ngày thì bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ chơi một cách thoải mái.
Khi được 6, 7 tháng tuổi thì cũng có trẻ bắt đầu mọc răng. Hơn nữa, trẻ còn phân biệt được người quen, người lạ. Không nên cố ẵm bồng trẻ khi trẻ không thích.
Thói quen sinh hoạt giữa ngày và đêm cũng dần thể hiện rõ khác biệt. Nhưng thỉnh thoảng trẻ thức dậy giữa đêm khóc và đòi bú sữa…

Sinh hoạt
Quần áo: giai đoạn này trẻ có những động tác linh hoạt hơn, nên cần cho trẻ mặc các loại quần áo nhẹ nhàng, gọn gàng…Hơn nữa, để giúp trẻ có sức đề kháng tốt, nên tập cho trẻ thói quen mặt quần áo mỏng, có thể mỏng hơn 1 lớp so với người lớn.

Ăn dặm
Trẻ sẽ dần quen với thức ăn dặm, vì thế, mẹ nên tăng dần về lượng cũng như chủng loại các món ăn. Bên cạnh đó nên giảm dần lượng sữa cho trẻ bú.

Đồ chơi
Những món đồ có thể cầm trên tay, có thể chuyển động, tạo ra âm thanh… là những đồ chơi thích hợp với trẻ trong giai đoạn này. Những đồ vật quen thuộc dùng trong sinh hoạt hằng ngày cũng có thể trở thành những món đồ chơi hấp dẫn đối với trẻ.

Chú ý tai nạn
Giai đoạn này rất dễ xảy ra tai nạn như trẻ bị té khỏi giường khi trở mình, trẻ nuốt phải những đồ vật nhỏ, có thể là những mảnh đồ chơi vỡ ra… nên bố mẹ cần phải chú ý.


Sức khỏe

Sốt
Trong giai đoạn này, vì khả năng miễn dịch mà trẻ thừa hưởng từ mẹ giảm đi nên trẻ dễ bị cảm, sốt…Chính vì vậy, nên tránh đưa trẻ đi chơi bên ngoài quá lâu hay đưa trẻ đến những chỗ đông người..

Bị thương và uống nhầm thuốc
Trẻ trong độ tuổi này có hứng thứ đặc biệt với mọi thứ xung quanh. Khi trẻ cầm trên tay một vật gì, trẻ có khuynh hướng cho vật đó vào miệng. Do đó, tránh để ngay tầm với của trẻ những đồ vật dễ cho vào miệng như thuốc lá, cúc áo… Để không bị luống cuống trong những lúc khẩn cấp, bố mẹ cần ghi nhớ những phương pháp sơ cứu khi trẻ bị thương, cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh…


Bệnh lồng ruột
Đây là bệnh khá nghiêm trọng mà trẻ có thể mắc phải từ giai đoạn này cho đến khi trẻ được 1 tuổi rưỡi. Một bộ phận của ruột đột nhiên lồng vào nhau làm trẻ bị đau bụng dữ dội. Trẻ đột nhiên cong chân khóc thét lên như bị lửa đốt, thậm chí trẻ còn bị nôn. Những lúc như thế, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ

Sưu Tầm

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: