Từ trong thai, bé trai đã ‘cương cứng’

Từ trong thai, bé trai đã ‘cương cứng’

Friday, 18/12/2020

Các mẹ đừng nghĩ rằng khi ở trong bụng mẹ thì bé chưa biết gì nhé. Từ 9 tuần tuổi, bé đã bắt đầu quậy phá “tưng bừng” bằng những cú nhào lộn, từ 17 tuần bé đã có những giấc mơ như người lớn và 20 tuần bé đã biêt phân biệt tiếng nói của mẹ rồi… Không chỉ có thể, còn rất nhiều điều đặc biệt mà mẹ chưa hề biết về con yêu trong bụng đâu. Hãy cùng khám phá nhé!

Thai nhi nam có thể “cương cứng”

Các mẹ đừng sốc nhé, đây là sự thật đấy. Bình thường các mẹ nghĩ con mình phải đến khi dậy thì mới “cương cứng” được. Nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Thai nhi cả bé gái và bé trai đều có hiện tượng thủ dâm trong tử cung. Tuy nhiên, do đặc thù của cơ quan sinh dục nên khi siêu âm, chỉ có thể nhìn thấy biểu hiện cương cứng của thai nhi mang giới tính nam.

Thai nhi có thể ở trong bụng mẹ hơn 1 năm

Thường các chị em chỉ bầu khoảng hơn chín tháng một chút (trung bình là 280 ngày). Nếu quá thời gian này, các bác sĩ sẽ kích thích cho sinh. Nhưng trong thực tế, có những mẹ mang thai suốt một năm mà con sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường. Trường hợp mang thai lâu nhất kéo dài đến 375 ngày, đứa bé sinh ra nặng 3,2 kg.

Từ trong thai, bé trai đã ‘cương cứng’ - 1
Thai nhi cả bé gái và bé trai đều có hiện tượng thủ dâm trong tử cung. (ảnh minh họa)

Hậu môn là bộ phân ‘mọc ra’ đầu tiên

 

Mẹ đã bao giờ tự hỏi bộ phận nào của thai nhi phát triển đầu tiên hay chưa - não bộ, trái tim hay bộ phận sinh dục…? Tất cả đều không đúng, bởi câu trả lời chính là hậu môn.

Trong giai đoạn đầu tiên, phôi thai hình thành một dạng túi, cho phép các tế bào bên trong di chuyển, phát triển gọi là gastrula. Sau đó, tại mép của chiếc túi này, các tế bào dần hình thành nên lỗ hậu môn, rồi mới tới miệng ở mép túi đối diện.

Thai nhi cũng biết đau

Ở tuần tuổi thứ 12, thai nhi đã biết đau ở mọi chỗ như một đứa trẻ sơ sinh. Bé có thể bị đau từ dây thần kinh đến tủy sống hay đồi não. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu hình thành các bộ phận như dây rốn, khuôn mặt. Thậm chí bé còn có thể ngậm cả ngón tay vào miệng.

Thở trong nước

Mặc dù tử cung của chị em bầu tràn đầy nước ối nhưng điều này không ngăn cản thai nhi thực hành các bài tập thở. Từ tháng thứ 5 thai kỳ, phổi của em bé bắt đầu phát triển toàn diện, khi đó bé cũng bắt đầu thực hành những bài ‘tập thở’. Ở giai đoạn này, nếu bố áp tai lên bụng mẹ sẽ cảm nhận được nhịp thở cũng như nhịp tim của thai nhi.


Từ trong thai, bé trai đã ‘cương cứng’ - 2
Ở trong bụng mẹ, bất chấp ánh sáng, các bé vẫn có thể ngủ và ngủ rất nhiều dù cho chưa hề có mí mắt.

Bé ngủ nhiều... cả khi chưa có mí mắt

Giấc ngủ là một trong những bản năng tự nhiên của con người. Một ngày người trưởng thành chỉ ngủ khoảng 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng, thai nhi trong bụng mẹ thì khác. Bất chấp ánh sáng, các bé vẫn có thể ngủ và ngủ rất nhiều dù cho chưa hề có mí mắt.

Trên thực tế, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ở cuối tuần thứ 12 của thai nhi, mắt em bé đã gần như phát triển đầy đủ chức năng. Trong khi đó, phải tới tháng thứ 5 (tuần thứ 20), mí mắt mới bắt đầu xuất hiện. Rõ ràng, em bé không thể nhắm mắt suốt gần 2 tháng liền, tuy nhiên các bé vẫn có thể ngủ.

Ruột để ngoài da

Ít mẹ biết rằng, ruột của một đứa trẻ lại phát triển ở ngoài cơ thể của chúng. Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, đường ruột của bé bắt đầu hình thành trong dây rốn và nối trực tiếp với nhau thai. Hệ thống tiêu hóa của bé lúc ấy rất đơn giản, gồm 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

Phần ruột giữa sẽ phát triển mạnh nhất, từ một đường ống tách làm hai, sau đó cả 2 ống bắt đầu lớn lên, vươn ra bên ngoài cơ thể vào bên trong dây rốn. Dần dần, ống ruột bắt đầu xoắn lại và cuối cùng trở về với bụng em bé khi phần nối với nhau thai tiêu biến hoàn toàn.

Thai nhi mơ giỏi hơn người lớn!

Từ tuần thai thứ 17, những giấc mơ đã xuất hiện trong đầu thai nhi. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, lúc ở trong bụng em bé còn mơ nhiều hơn cả sau khi chào đời và đặc biệt còn mơ nhiều hơn cả người lớn. Lý giải về điều này, một số giả thuyết cho rằng, có thể do thai nhi nằm trong bụng mẹ, không nhìn thấy thế giới bên ngoài nên bé mơ ước nhiều hơn về cuốc sống tương lai. Dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng có một điều rõ ràng rằng thai nhi rất hay có những giấc mơ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ.

Nguồn eva.vn

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: