Vì sao sau sinh ai cũng bắt ăn rau ngót?

Vì sao sau sinh ai cũng bắt ăn rau ngót?

Friday, 18/12/2020

Rau ngót dường như là món ăn mà hầu hết sản phụ sau sinh đều được ăn ngày 2-3 bữa. Dù sản phụ không thích nhưng vẫn được các bà, các mẹ nấu cho và cố gắng ăn vì nghe nói loại rau này rất tốt. Tuy nhiên tốt như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Cho đến nay có hai loại cây rau ngót, cụ thể là rau ngót đỏ và rau ngót màu xanh lá cây. Rau ngót đỏ thường mọc hoang dã. Rau ngót xanh thường được người Việt Nam sử dụng cho nhiều mục đích trong ăn uống và y học. Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh...

Ít nhất lá rau ngót chứa 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid. Lá sau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L .) Merr, thuộc họ thầu dầu, chứa ít nhất bảy hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của hormone steroid (như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid) và hợp chất eikosanoid (bao gồm cả prostaglandin, prostacyclin, lipoksin, thromboxan và leukotrienes).

Công dụng của rau ngót với sản phụ

Khơi thông nguồn sữa

Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.

Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.

Vì sao sau sinh ai cũng bắt ăn rau ngót? - 1
Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh... (ảnh minh họa)

Giảm nguy cơ viêm nhiễm

Vitamin C được biết đến như 1 hợp chất chính cơ thể cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzyme, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài ra, lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A là tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.

Lá rau ngót có một mức canxi rất tốt. Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ canxi ít hơn nhu cầu có thể khiến bộ xương kém vững chắc và hoàn thiện, đặc biệt là bệnh loãng xương ở tuổi trẻ, thường xảy ra ở phụ nữ. Cao huyết áp cũng có thể do mức canxi trong máu thấp.

Khơi dậy ham muốn


Lưu ý khi sử dụng rau ngótNgoài ra để tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa, lá rau ngót cũng rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Lá rau ngót có nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng như dược liệu.

Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Tại Đài Loan (Trung Quốc), đã có báo cáo rằng trong những người ăn nước ép lá rau ngót (150g) trong 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót.

Việc phát triển các nghiên cứu về lá rau ngót đang được nhiều nước tiếp tục tiến hành, đặc biệt là để loại bỏ các tác động tiêu cực có thể phát sinh. Và lời khuyên của các chuyên gia là rau ngót nên được ăn ngay sau khi nấu.

Nguồn eva

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: