-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đang bầu bí 'cấm' đồ uống gì?
Friday, 18/12/2020
Các nghi lễ pha và uống trà đã có từ hàng ngàn năm trước đây vì trà được coi là những loại “thảo dược” rất tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của trà có chất Polyphenol giúp bảo vệ trái tim, chất chống ôxy hóa làm giảm nguy cơ ung thư, các chất dinh dưỡng khác tăng cường hệ thống miễn dịch… Với bà bầu, một tách trà có thể làm dịu những cơn ốm nghén, thậm chí có thể khiến cho thời gian đau đẻ diễn ra ngắn hơn. Tuy nhiên, một số loại trà có thể gây nguy hiểm cho các bà bầu và bạn nên tìm hiểu để phòng tránh.
Thảo dược hữu ích
Các loại trà thảo dược hữu ích luôn có tác dụng giữ nước cho cơ thể khi phụ nữ không muốn uống nhiều nước lọc. Một số loại trà cung cấp khá nhiều dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bao gồm cả can-xi, magiê và sắt.
Trà Rooibos (một loại trà có nguồn gốc từ Nam Phi) là một loại trà đặc biệt vì có chất chống ôxy hóa nhưng không có caffeine. Nhiều loài trà thảo dược khác làm giảm bớt tình trạng ốm nghén (trà gừng, trà hoa cúc) và thúc đẩy việc co bóp tử cung hiệu quả trong quá trình sinh nở (trà lá mâm xôi đỏ).
Lá cây tầm ma là một loại thảo dược tìm thấy trong các loại trà dành cho bà bầu. Các thành phần trong lá cây tầm ma được tin rằng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt, vitamin A, C, K, và kali. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng các thành phần lá tầm ma bạn uống là lá khô, không bao gồm gốc (để ý ở thành phần trong nhãn chè) và không được uống quá nhiều, đặc biệt trong ba tháng đầu vì nó thường có tạc dụng mạnh mẽ với tử cung. Tuy nhiên, loại trà này khá an toàn trong ba tháng giữa và cuối của thai kì.
Một số loại trà có thể gây nguy hiểm cho các bà bầu và bạn nên tìm hiểu để phòng tránh. (ảnh minh họa)
Trà nên tránh
Một số loại trà thảo dược không an toàn khi bạn đang mang thai, đó là những sản phẩm trà cho phụ nữ đau bụng kinh, trà cho chế độ ăn kiêng, trà giải độc, những loại trà rễ đen, rễ xanh (black cohosh, blue cohosh) thường để chữa về xương khớp, bốc hỏa, ra mồ hôi trộm. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thảo dược chữa nhuận tràng. Ở liều cao, các loại thảo dược này thúc đẩy đi tiểu nhiều hoặc tiêu chảy, khiến bạn dễ mất nước. Ngay cả khi cho con bú, các bà mẹ cũng nên thận trọng với nhiều loại trà thảo dược.
Không giống như những loại trà thảo dược, chỉ chứa khoảng 0.4mg caffeine mỗi cốc, các loại trà không trong nhóm thảo dược (trà đen, trà ô long, trà xanh) có chứa từ 40 đến 50mg mỗi cốc. Nhâm nhi từ 4 đến 5 ly trong suốt cả ngày tức là bạn đã nhận được khoảng 200mg caffeine mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người tránh các chất kích thích. Tuy nhiên, một nghiên cứu tiến hành tại viện Y tế Quốc gia lại không tìm thấy mối liên hệ giữa lượng caffeine lên tới 350mg với việc sẩy thai.Kết nối với caffeine
Khi chưa có một câu trả lời dứt khoát về tác động của caffeine trong việc này thì tốt nhất bạn vẫn nên thận trọng và sử dụng giới hạn trong ngưỡng 200mg caffeine mỗi ngày. Caffeine dưới mọi hình thức luôn có yếu tố kích thích trong thời gian mang thai. Nó cũng làm tăng tải trọng lên gan.
Vẫn muốn uống trà?
Caffeine là chất đầu tiên xuất hiện trong nước trong thời gian bạn ngâm trà (điều này xảy ra trong vòng 25 giây đầu tiên). Để khử caffeine trong tách trà yêu thích của bạn, đổ nước đầu trong túi trà hoặc lá trà từ tách của bạn, sau đó dốc thêm một lần nữa. Lúc này, hầu hết các chất caffeine đã được dỡ bỏ. Bạn hãy thêm nước nóng và pha chế chén trà theo vị ưa thích của mình đi thôi!
Nguồn eva.vn